17:50 - 23/09/2024

Quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình trong đô thị được quy định ra sao?

Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị, theo đó quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình trong đô thị được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình trong đô thị được quy định ra sao?

    Quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình trong đô thị được quy định tại Điều 40 Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị như sau:

    - Dự án đầu tư xây dựng công trình trong đô thị được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, Nghị định này và pháp luật có liên quan.

    - Đối với các đô thị đặc biệt: các dự án đầu tư xây dựng công trình trong khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch chung), trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng về các nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều này.

    - Các nội dung cho ý kiến của Bộ Xây dựng

    + Sự phù hợp với quy hoạch đô thị, khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sự tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;

    + Các yếu tố đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của dự án, bao gồm: Sự cần thiết đầu tư; mục tiêu, tiến độ thực hiện dự án; hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

    - Đối với các dự án được quy định tại Khoản 2 Điều này, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được công văn của chủ đầu tư và 15 bộ hồ sơ dự án (được quy định theo pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản lấy ý kiến (có kèm theo 01 bộ hồ sơ dự án), đến Bộ Xây dựng. Trong thời hạn tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến, Bộ Xây dựng có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm có văn bản chấp thuận để chủ đầu tư thực hiện dự án trong thời hạn tối đa là 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thống nhất của Bộ Xây dựng.

    - Đối với các dự án bảo tồn tôn tạo công trình di sản văn hóa

    + Việc thực hiện dự án tuyệt đối không được làm thay đổi hoặc gây tổn hại các giá trị văn hóa, kiến trúc, lịch sử,... ban đầu của công trình;

    + Việc lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án bảo tồn tôn tạo trong khu vực phát triển đô thị được thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về xây dựng, Nghị định này và pháp luật có liên quan;

    + Đối với các dự án bảo tồn tôn tạo các công trình được xếp hạng di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình và 10 bộ hồ sơ dự án của chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng trước khi cơ quan có thẩm quyển phê duyệt dự án. Trong thời hạn tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến, Bộ Xây dựng có trách nhiệm có ý kiến trả lời về các nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều này;

    + Đối với các dự án bảo tồn tôn tạo công trình được xếp hạng di tích cấp tỉnh thì chủ đầu tư phải lấy ý kiến của các Sở: Quy hoạch kiến trúc, Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch để trình cấp có thẩm quyền xem xét trước khi phê duyệt dự án. Trong thời hạn tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến và hồ sơ dự án, các Sở nói trên có trách nhiệm có ý kiến trả lời bằng văn bản.

     

    7