Quản lý hồ sơ tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào?

Quản lý hồ sơ tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào? Việc quản lý hồ sơ tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay này quy định ở đâu?

Nội dung chính

    Quản lý hồ sơ tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào? 

    Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 10/2016/TT-BTC hướng dẫn thế chấp tài sản để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì nội dung này được quy định như sau:    

    - Bên nhận thế chấp lưu giữ các hồ sơ gốc liên quan tới tài sản thế chấp và đăng ký tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản được sử dụng để thế chấp cho nhiều bên, các bên nhận thế chấp sẽ thỏa thuận bên lưu giữ hồ sơ gốc hoặc giao cho một tổ chức độc lập lưu giữ.

    - Tài sản thế chấp được Bên nhận thế chấp theo dõi trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp hoặc Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có chứng nhận của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, bảng kê mô tả tài sản đăng ký giao dịch bảo đảm.

    - Sau khi quyết toán Dự án và nhận được Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm sửa đổi do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Thông tư này, trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được Giấy chứng nhận, Bên thế chấp gửi danh sách toàn bộ tài sản thế chấp kèm theo mô tả cho Bên nhận thế chấp cùng với Giấy chứng nhận.

    11