Nếu không có thỏa thuận về cách xử lý tài sản thế chấp, tài sản này sẽ được xử lý theo quy định pháp luật như thế nào?

Không thỏa thuận về việc xử lý tài sản thế chấp thì tài sản thế chấp được xử lý như thế nào? Nhà thế chấp có tặng cho được không? Thế chấp một tài sản tại nhiều ngân hàng được không?

Nội dung chính

    Không thỏa thuận về việc xử lý tài sản thế chấp thì tài sản thế chấp được xử lý như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 quy định các trường hợp xử lý tài sản thế chấp, cụ thể như sau:

    - Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    - Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

    - Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

    Như vậy, khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà bạn không trả đủ số tiền đã vay ông Thành thì ông Thành có quyền sử lý tài sản thế chấp. Về phương thức xử lý tài sản thế chấp được quy định tại Điều 303 Bộ luật dân sự 2015, các phương thức như sau:

    - Bán đấu giá tài sản;

    - Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

    - Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

    - Phương thức khác.

    Nếu không có thỏa thuận về cách xử lý tài sản thế chấp, tài sản này sẽ được xử lý theo quy định pháp luật như thế nào? (Hình từ internet)

    Nhà thế chấp có tặng cho được không?

    Thế chấp là 1 trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Bộ luật dân sự 2015.

    Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    - Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

    Quyền của bên thế chấp được quy định chi tiết tại Điều 321 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó:

    - bên thế chấp được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

    Đồng thời, bên thế chấp được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

    Tóm lại, người dân đang thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng vẫn được quyền bán, trao đổi, tặng cho một phần hoặc toàn bộ nhà, đất đó nếu được sự đồng ý của ngân hàng. Trường hợp cho thuê, cho mượn nhà, đất đang thế chấp, bên thế chấp phải thông báo cho ngân hàng và bên thuê, bên mượn biết.

    Thế chấp một tài sản tại nhiều ngân hàng được không?

    Căn cứ Điều 296 và Điều 308 Bộ luật dân sự 2015, giải quyết trường hợp của bạn như sau:

    - Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    => Với quy định này thì việc một công ty thực hiện thế chấp một mảnh đất cho 3 ngân hàng là hoàn toàn thực hiện được.

    Việc xử lý tài sản khi có nghĩa vụ thanh toán đến hạn mà không thanh toán như sau:

    + Khi một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.

    + Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.

    Thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:

    + Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng.

    + Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước.

    + Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

    Như vậy, công ty thực hiện thế chấp một mảnh đất cho 3 ngân hàng là hoàn toàn được, và việc xử lý nghĩa vụ đến hạn theo quy định trên.

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    41
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ