Quản lý các khoản tổn thất sau khi đã được xử lý của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành?

Quản lý các khoản tổn thất sau khi đã được xử lý của Ngân hàng Nhà nước theo quy định như thế nào? Các khoản tổn thất sau khi đã xử lý sẽ được hạch toán ra sao?

Nội dung chính

    Quản lý các khoản tổn thất sau khi đã được xử lý của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành?

    Theo đó, quản lý các khoản tổn thất sau khi đã được xử lý của Ngân hàng Nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 14 Thông tư 39/2013/TT-NHNN. Cụ thể như sau:

    - Các khoản tổn thất sau khi đã xử lý sẽ được hạch toán theo dõi ở tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. Các đơn vị để xảy ra tổn thất không được thông báo cho đối tượng thu nợ và vẫn phải có biện pháp tiếp tục thu hồi như đối với các khoản phải thu thông thường chưa được xử lý, trừ các trường hợp Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định.

    - Sau thời gian tối thiểu 05 (năm) năm, kể từ ngày sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý tổn thất là sau khi đã thực hiện các biện pháp để thu hồi các khoản tổn thất nhưng không thể thu hồi được, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cho xuất toán các khoản tổn thất đã xử lý bằng khoản dự phòng rủi ro ra khỏi tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán.

    Hồ sơ đối với các khoản tổn thất đã được xuất toán ra khỏi tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm cả hồ sơ xử lý tổn thất và toàn bộ tài liệu chứng minh Thủ trưởng đơn vị đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nhưng không thu hồi được.

    - Số tiền thu hồi được từ khoản tổn thất đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước hạch toán vào thu nhập tại đơn vị và gửi báo cáo về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tài chính - Kế toán).

    Trân trọng! 

    12