Hệ thống tài khoản tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước có kết cấu như thế nào theo quy định hiện hành?
Nội dung chính
Kết cấu hệ thống tài khoản tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
Ngày 22/10/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 19/2015/TT-NHNN Quy định Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông tư này quy định hệ thống tài khoản kế toán, việc mở, sửa đổi tài khoản kế toán sử dụng trong hệ thống quản lý và hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính (phần mềm ERP) tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước và viết tắt tà NHNN).
Theo đó, kết cấu hệ thống tài khoản tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 7 Thông tư 19/2015/TT-NHNN. Cụ thể như sau:
Hệ thống tài khoản kế toán của NHNN gồm 8 loại tài khoản trong Bảng cân đối kế toán (tài khoản trong bảng) và 2 loại tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán (tài khoản ngoài bảng). Cụ thể:
1. Các tài khoản trong bảng gồm:
a) Loại 1: Tiền và tài sản thanh khoản;
b) Loại 2: Cho vay, mua bán giấy tờ có giá, thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước;
c) Loại 3: Tài sản cố định và tài sản Có khác;
d) Loại 4: Phát hành tiền và nợ phải trả;
đ) Loại 5: Vốn, quỹ và kết quả hoạt động của Ngân hàng Nhà nước;
e) Loại 6: Tài khoản trung gian;
g) Loại 7: Thu nhập;
h) Loại 8: Chi phí.
2. Các tài khoản ngoài bảng gồm:
a) Loại 9: Các cam kết ngoài bảng;
b) Loại 0: Tài khoản ghi nhớ ngoài bảng.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về kết cấu hệ thống tài khoản tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 19/2015/TT-NHNN.