Quân khu 3 bảo vệ vùng nào của đất nước? Quân khu 3 đóng quân ở tỉnh nào?
Nội dung chính
Quân khu 3 bảo vệ vùng nào của đất nước? Quân khu 3 đóng quân ở tỉnh nào?
Quân khu 3 là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam có nhiệm vụ chính là tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy các lực lượng vũ trang ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ) để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh tại khu vực Đồng bằng sông Hồng và vùng duyên hải lân cận.
Bộ Tư lệnh Quân khu 3 hiện đóng quân tại quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. Đây là vị trí chiến lược quan trọng, giúp Quân khu 3 dễ dàng phối hợp với các lực lượng địa phương và triển khai nhiệm vụ quốc phòng an ninh trên địa bàn.
Địa bàn Quân khu 3 bao gồm 9 tỉnh thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nam. Khu vực này có địa hình đa dạng, từ đồng bằng, trung du đến vùng biển đảo, với đường biên giới trên bộ giáp Trung Quốc và bờ biển dài, án ngữ hướng ra biển Đông và Đông Bắc của Tổ quốc.
Với vị trí và nhiệm vụ quan trọng Quân khu 3 đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội tại khu vực phía Bắc Việt Nam.
Nội dung "Quân khu 3 bảo vệ vùng nào của đất nước? Quân khu 3 đóng quân ở tỉnh nào?" trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Quân khu 3 bảo vệ vùng nào của đất nước? Quân khu 3 đóng quân ở tỉnh nào? (Hình từ Internet)
Sau sáp nhập quân khu 3 gồm mấy tỉnh?
Quân khu 3 gồm 9 tỉnh, thành phố là: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hoà Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, với 94 quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh (trong đó có 4 huyện đảo, 3 huyện, thành phố biên giới; có 1.821 xã, phường, thị trấn (trong đó có 30 xã đảo và 16 xã biên giới); diện tích tự nhiên của Quân khu 3 là 20.641 km2.
Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có quy định số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Chính phủ (Danh sách chi tiết kèm theo).
I- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập
[...]
7. Tỉnh Quảng Ninh.
[...]
Theo đó, tỉnh Quảng Ninh thuộc Quân khu 3 vẫn giữ nguyên không thực hiện sáp nhập tỉnh, thành.
II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
[...]
4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.
[...]
6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
7. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
[...]
Theo đó, Quân khu 3 có các tỉnh dự kiến sáp nhập bao gồm:
- Tỉnh Hoà Bình hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ lấy tên là tỉnh Phú Thọ và trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ.
- Tỉnh Hưng Yên hợp nhất tỉnh Thái Bình lấy tên là tỉnh Hưng Yên và trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên.
- Tỉnh Hải Dương hợp nhất thành phố Hải Phòng lấy tên là thành phố Hải Phòng và trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng.
- 3 tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định hợp nhất lấy tên là tỉnh Ninh Bình và trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình.
Như vậy, dự kiến sau sau sáp nhập tỉnh, thành thì Quân khu 3 có thể có 5 tỉnh, thành bao gồm tỉnh Phú Thọ, Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng.