Quận 1 HCM đổi thành những phường mới nào sau sáp nhập 2025?
Nội dung chính
Quận 1 HCM đổi thành những phường mới nào sau sáp nhập 2025?
Căn cứ khoản 1 đến khoản 4 Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 năm 2025 có nêu về danh sách 04 phường mới của Quận 1 HCM (cũ) sau sáp nhập phường như sau:
TT | Phường sáp nhập | Phường mới |
1 | Phường Bến Nghé + một phần phường Đa Kao + một phần phường Nguyễn Thái Bình | Phường Sài Gòn |
2 | Phường Tân Định + phần còn lại của phường Đa Kao | Phường Tân Định |
3 | Phường Bến Thành + Phường Phạm Ngũ Lão + một phần phường Cầu Ông Lãnh + phần còn lại của phường Nguyễn Thái Bình | Phường Bến Thành |
4 | Phường Nguyễn Cư Trinh + phường Cầu Kho + phường Cô Giang + phần còn lại của phường Cầu Ông Lãnh | Phường Cầu Ông Lãnh |
Như vậy, sau sáp nhập 2025, quận 1 HCM đổi thành 4 phường mới là Phường Sài Gòn, Phường Tân Định, Phường Bến Thành, Phường Cầu Ông Lãnh.
Trên đây là thông tin về Quận 1 HCM đổi thành những phường mới nào sau sáp nhập 2025?
Quận 1 HCM đổi thành những phường mới nào sau sáp nhập 2025? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương quy định thế nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15) quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp 2013và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hội đồng nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số; đồng thời đề cao thẩm quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
- Tổ chức chính quyền địa phương tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, thực hiện hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
- Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; xây dựng chính quyền địa phương gần Nhân dân, phục vụ Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân; thực hiện đầy đủ cơ chế phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương.
- Bảo đảm nền hành chính minh bạch, thống nhất, thông suốt, liên tục.
- Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do chính quyền địa phương quyết định và tổ chức thực hiện; phát huy vai trò tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
- Phân định rõ thẩm quyền giữa cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương; giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh và chính quyền địa phương cấp xã.
Phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp ra sao?
Căn cứ Điều 12 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025quy định về phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp như sau:
- Việc phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp phải được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó xác định rõ chủ thể thực hiện, nội dung, phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, bảo đảm các nguyên tắc phân định thẩm quyền và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025.
- Chính quyền địa phương tự chủ trong việc ra quyết định, tổ chức thi hành và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền; được phân cấp, ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội quy định không được phân cấp, ủy quyền.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được đề xuất với Chính phủ đề nghị Quốc hội phân quyền cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với khả năng và điều kiện thực tiễn của địa phương.
Chính phủ có trách nhiệm xem xét, giải quyết đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trường hợp không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Cơ quan nhà nước cấp trên, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát về tính hợp hiến, hợp pháp trong việc chính quyền địa phương các cấp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền.
Việc hướng dẫn Quy chế làm việc mẫu của UBND cấp xã (mới) và các mẫu văn bản của UBND cấp xã (mới)?
Căn cứ Mục 4 Công văn 4168/BNV-CQĐP năm 2025 có nêu về việc hướng dẫn Quy chế làm việc mẫu của UBND cấp xã (mới) và các mẫu văn bản của UBND cấp xã (mới) như sau:
- Bộ Nội vụ hướng dẫn Quy chế làm việc mẫu của UBND cấp xã (mới) và các mẫu văn bản của UBND cấp xã (mới) tại Phụ lục kèm theo.
- Căn cứ đặc điểm, tình hình thực tiễn của từng địa bàn cấp xã, UBND cấp xã điều chỉnh, bổ sung và ban hành Quy chế làm việc của UBND cấp xã của địa phương mình cho phù hợp với yêu cầu quản trị địa phương, đáp ứng yêu cầu gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn.