Quá trình thực hiện tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần được tiến hành ra sao?

Thời hạn đăng ký thay đổi vốn điều lệ sau khi hoàn thành đợt bán cổ phần là bao nhiêu ngày?Quá trình thực hiện tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần được tiến hành ra sao?

Nội dung chính


    Thời hạn đăng ký thay đổi vốn điều lệ sau khi hoàn thành đợt bán cổ phần là bao nhiêu ngày?

    Tại Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về chào bán cổ phần như sau:

    Chào bán cổ phần

    1. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ.

    2. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức sau đây:

    a) Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;

    b) Chào bán cổ phần riêng lẻ;

    c) Chào bán cổ phần ra công chúng.

    3. Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty đại chúng và tổ chức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

    4. Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.

    Như vậy, thời hạn đăng ký thay đổi vốn điều lệ sau khi hoàn thành đợt bán cổ phần là 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.

    Thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

    Thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần được thực hiện như thế nào?

    Tại Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần được thực hiện như sau:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tăng vốn điều lệ.

    Công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

    Hồ sơ tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần bao gồm:

    - Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

    - Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc tăng vốn điều lệ;

    - Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư 2020.

    Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ, đồng thời giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần, kèm theo Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký thì hồ sơ đăng ký tăng vốn điều lệ phải có các giấy tờ sau:

    - Nghị quyết và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần;

    - Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần.

    Bước 2: Giải quyết hồ sơ

    Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

    Khi thay đổi vốn điều lệ thì có cần sửa đổi điều lệ công ty không?

    Tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về điều lệ công ty như sau:

    Điều lệ công ty

    1. Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.

    2. Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);

    b) Ngành, nghề kinh doanh;

    c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;

    d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

    đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;

    ...

    Như vậy, vốn điều lệ là một trong những nội dung có trong điều lệ công ty. Cho nên khi thay đổi vốn điều lệ thì phải sửa đổi điều lệ công ty.

    108