Phường Văn Miếu Quốc Tử Giám sau sáp nhập gồm những phường nào?
Nội dung chính
Phường Văn Miếu Quốc Tử Giám sau sáp nhập gồm những phường nào?
Theo khoản 11 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 năm 2025 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội như sau:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội
Trên cơ sở Đề án số 369/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội như sau:
[...]
11. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Khâm Thiên, Thổ Quan, Văn Chương, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Điện Biên, Hàng Bột, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, phần còn lại của phường Cửa Nam sau khi sắp xếp theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, phần còn lại của phường Lê Đại Hành sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều này, phần còn lại của phường Nam Đồng sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều này, phần còn lại của phường Nguyễn Du sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 2, khoản 6 Điều này và phần còn lại của phường Phương Liên - Trung Tự sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 10 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
[...]
Phường Văn Miếu Quốc Tử Giám sau sáp nhập gồm những phường nào? Như vậy, phường Văn Miếu Quốc Tử Giám sau sáp nhập gồm những phường sau:
- Phường Khâm Thiên,
- Phường Thổ Quan,
- Phường Văn Chương,
- Phần còn lại của phường Cửa Nam,
- Phần còn lại của phường Lê Đại Hành,
- Phần còn lại của phường Nam Đồng,
- Phần còn lại của phường Nguyễn Du và
- Phần còn lại của phường Phương Liên - Trung Tự.
Phường Văn Miếu Quốc Tử Giám sau sáp nhập gồm những phường nào? (Hình từ Internet)
Sau sáp nhập thành phố Hà Nội có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp xã?
Theo khoản 127 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 năm 2025 quy định về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội như sau:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội
[...]
123. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Bắc Phú, Đức Hoà, Kim Lũ, Tân Hưng, Việt Long, Xuân Giang và Xuân Thu thành xã mới có tên gọi là xã Đa Phúc.
124. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Phú Cường (huyện Sóc Sơn), Hiền Ninh, Thanh Xuân và phần còn lại của các xã Mai Đình, Phú Minh, Quang Tiến sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 122 Điều này thành xã mới có tên gọi là xã Nội Bài.
125. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Nam Sơn và Trung Giã thành xã mới có tên gọi là xã Trung Giã.
126. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Tân Dân (huyện Sóc Sơn), Minh Phú và Minh Trí thành xã mới có tên gọi là xã Kim Anh.
127. Sau khi sắp xếp, thành phố Hà Nội có 126 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 51 phường và 75 xã.
Như vậy, sau sáp nhập, thành phố Hà Nội có 126 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 51 phường và 75 xã.
Việc thành lập đơn vị hành chính phải đảm bảo các điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Điều 8. Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
[...]
2. Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
c) Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; việc thành lập đặc khu ở hải đảo còn phải bảo đảm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên các vùng biển, hải đảo, phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, thu hút người dân sinh sống tại đặc khu và phù hợp với chủ trương của cấp có thẩm quyền;
d) Bảo đảm đoàn kết, bình đẳng các dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo thuận lợi cho Nhân dân;
đ) Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
[...]
Theo đó, việc thành lập đơn vị hành chính phải đảm bảo các điều kiện:
- Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; việc thành lập đặc khu ở hải đảo còn phải bảo đảm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên các vùng biển, hải đảo, phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, thu hút người dân sinh sống tại đặc khu và phù hợp với chủ trương của cấp có thẩm quyền;
- Bảo đảm đoàn kết, bình đẳng các dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo thuận lợi cho Nhân dân;
- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.