Phường Cầu Giấy gồm các phường nào hình thành từ Quận Cầu Giấy cũ?
Nội dung chính
Phường Cầu Giấy gồm các phường nào hình thành từ Quận Cầu Giấy cũ?
Căn cứ khoản 25, 26, 27 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 năm 2025 quy định như sau:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội
Trên cơ sở Đề án số 369/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội như sau:
[...]
25. Sắp xếp một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2 và Yên Hòa thành phường mới có tên gọi là phường Cầu Giấy.
26. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Nghĩa Tân, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Cổ Nhuế 1, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Xuân La, Xuân Tảo và phần còn lại của các phường Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 25 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Nghĩa Đô.
27. Sắp xếp một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Mễ Trì, Nhân Chính, Trung Hòa và phần còn lại của phường Yên Hòa sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 25 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Yên Hòa.
[...]
Như vậy, sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, từ địa bàn quận Cầu Giấy cũ đã hình thành 3 phường mới:
- Phường Cầu Giấy
- Phường Nghĩa Đô
- Phường Yên Hòa
Danh sách các phường mới hình thành từ Quận Cầu Giấy cũ
STT | Tên phường mới | Được hình thành từ các phường cũ |
1 | Phường Cầu Giấy | Một phần các phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa, Yên Hòa, cùng toàn bộ phường Mỹ Đình 1 và Mỹ Đình 2 |
2 | Phường Nghĩa Đô | Toàn bộ phường Nghĩa Tân, phần còn lại của các phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa, cùng một phần các phường: Cổ Nhuế 1, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Xuân La, Xuân Tảo |
3 | Phường Yên Hòa | Phần còn lại của phường Yên Hòa, cùng một phần các phường: Mễ Trì, Nhân Chính, Trung Hòa |
Phường Cầu Giấy gồm các phường nào hình thành từ Quận Cầu Giấy cũ? (Hình từ Internet)
Các trường hợp nào phải cải tạo, chỉnh trang đô thị trên địa bàn Thủ đô Hà Nội?
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Luật Thủ đô 2024 quy định việc cải tạo, chỉnh trang đô thị trên địa bàn Thành phố được thực hiện trong 06 trường hợp sau đây:
- Khu vực đô thị có các công trình xây dựng có kết cấu, khoảng cách giữa các công trình không bảo đảm quy chuẩn theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
- Khu vực đô thị có các công trình xây dựng thuộc diện nguy hiểm, xuống cấp, có nguy cơ sập đổ thuộc trường hợp buộc phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở; khu vực có hạ tầng giao thông không bảo đảm yêu cầu về an toàn giao thông theo quy định của pháp luật về giao thông;
- Khu vực đô thị không bảo đảm đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của đơn vị ở mà không còn đủ quỹ đất để phát triển bổ sung hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội;
- Khu vực đô thị không phù hợp với quy hoạch, quy chế quản lý kiến trúc, thiết kế đô thị; khu vực đô thị có chỉ tiêu dân số vượt quá tiêu chuẩn, quy chuẩn của đơn vị ở cần di dời để giảm mật độ dân cư theo quy hoạch;
- Khu vực đô thị có các công trình kiến trúc có giá trị, các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh cần được bảo vệ, tu bổ nhưng có các công trình xây dựng xung quanh không phù hợp với việc bảo vệ;
- Khu vực đô thị có trụ sở cơ quan, đơn vị, cơ sở phải di dời theo quy định của pháp luật, có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ hoặc để xảy ra sự cố gây mất an toàn cho sức khỏe, tính mạng của người dân.
Theo đó, việc cải tạo, chỉnh trang đô thị trên địa bàn Thành phố phải phù hợp quy hoạch, quy chế quản lý kiến trúc, thiết kế đô thị; bảo vệ các di sản văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, kiến trúc, cảnh quan của Thủ đô; bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, phòng cháy, chữa cháy; nâng cao tiện ích đô thị, cải thiện môi trường sống cho dân cư ở khu vực cải tạo, chỉnh trang.