Phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực tài chính theo nguyên tắc gì?
Nội dung chính
Nguyên tắc phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực tài chính được quy định như thế nào?
Nguyên tắc phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực tài chính được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 85/2016/TTLT-BTC-BCA Quy định về phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau:
1. Tuân thủ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, phù hợp với phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hai bên và tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất của lãnh đạo Bộ Tài chính và lãnh đạo Bộ Công an về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định.
3. Bảo đảm nhanh chóng, chính xác, khách quan, đầy đủ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, mọi vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp phải được giải quyết kịp thời.
4. Đảm bảo nguyên tắc ngang cấp, quan hệ phối hợp cấp nào trước hết do cấp đó phối hợp thực hiện. Các cơ quan, đơn vị thuộc hai bên có thể ký Quy chế phối hợp ngang cấp trong từng lĩnh vực cụ thể theo nguyên tắc phối hợp chung quy định tại Thông tư này.
5. Trong quá trình phối hợp, việc sử dụng trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hoặc áp dụng biện pháp nghiệp vụ trong phát hiện hành vi vi phạm phải đảm bảo an toàn về người, tài sản, bảo đảm bí mật theo quy định.
Trên đây là nội dung câu trả lời về nguyên tắc phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực tài chính. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 85/2016/TTLT-BTC-BCA.