Nội dung thẩm định phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế

Nội dung thẩm định phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế

Nội dung chính

    Nội dung thẩm định phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế

    Căn cứ theo khoản 6 Điều 88 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định nội dung thẩm định phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế bao gồm như sau:

    - Sự cần thiết sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế và việc bảo đảm cho thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh;

    - Hiện trạng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; nội dung, vị trí, diện tích, mục đích, hình thức, thời hạn sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế;

    - Đánh giá tác động của việc sử dụng đất kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế đến việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh;

    - Sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh;

    - Phương án xử lý tài sản gắn liền với đất được tạo lập khi chấm dứt việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế;

    - Hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường;

    - Giải pháp tổ chức thực hiện.

    Như vậy, thẩm định phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế gồm những nội dung theo quy định như trên.

    Nội dung thẩm định phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế

    Nội dung thẩm định phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế (Hình từ Internet)

    Trình tự thẩm định, phê duyệt đối với phương án sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm đối với đất quốc phòng là gì?

    Căn cứ theo khoản 5 Điều 88 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định trình tự thẩm định, phê duyệt đối với phương án sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm đối với đất quốc phòng như sau:

    - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ phương án sử dụng đất hợp lệ, cơ quan được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định;

    - Trường hợp hồ sơ phương án sử dụng đất đảm bảo yêu cầu, cơ quan được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao thẩm định có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định;

    - Trường hợp hồ sơ phương án sử dụng đất không đảm bảo yêu cầu, cơ quan được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao thẩm định phải có văn bản thẩm định gửi đơn vị trình phương án sử dụng đất để chỉnh lý, hoàn thiện.

    + Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo đơn vị, doanh nghiệp nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ phương án sử dụng đất để trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, phê duyệt;

    - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ phương án sử dụng đất, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.

    Như vậy, trình tự thẩm định, phê duyệt đối với phương án sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm đối với đất quốc phòng được thực hiện dựa theo quy định như trên.

    Ai có trách nhiệm rà soát, lập hồ sơ phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 88 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Lập, thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế
    1. Đơn vị quân đội, đơn vị công an, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế có trách nhiệm rà soát, lập hồ sơ phương án sử dụng đất, gồm:
    a) Phương án sử dụng đất, bao gồm: cơ sở, sự cần thiết xây dựng phương án; hiện trạng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; nội dung, vị trí, diện tích, mục đích, hình thức, thời hạn sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế; đánh giá tác động của việc sử dụng đất kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế đến việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh; đánh giá sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh; dự kiến phương án xử lý tài sản gắn liền với đất được tạo lập khi chấm dứt việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế; hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường; các giải pháp tổ chức thực hiện;
    b) Bản sao quyết định vị trí đóng quân hoặc bản sao quyết định giao cơ sở nhà đất; bản sao quyết định quy mô giam giữ (nếu có); bản sao giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất (nếu có);
    c) Sơ đồ vị trí hiện trạng khu đất;
    d) Bản sao các văn bản có liên quan về việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế (nếu có).

    Như vậy, đơn vị quân đội, đơn vị công an, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế có trách nhiệm rà soát, lập hồ sơ phương án sử dụng đất theo quy định như trên.

    15