Nội dung quyết định phê duyệt dự án PPP thực hiện như thế nào trong năm 2025?

Chuyên viên pháp lý: Lê Trần Hương Trà
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Nội dung quyết định phê duyệt dự án PPP thực hiện như thế nào? Thời gian phê duyệt dự án PPP kể từ ngày nào?

Nội dung chính

Nội dung quyết định phê duyệt dự án PPP thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định về phê duyệt dự án PPP như sau:

Điều 27. Phê duyệt dự án PPP
1. Nội dung quyết định phê duyệt dự án PPP thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật PPP và Mẫu số 03 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
[...]

Như vậy, nội dung quyết định phê duyệt dự án PPP theo quy định tại Điều 23 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 và Mẫu số 03 Phụ lục III kèm theo Nghị định 35/2021/NĐ-CP cụ thể:

Quyết định phê duyệt dự án PPP bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên dự án;

- Tên cơ quan ký kết hợp đồng;

- Mục tiêu; quy mô; địa điểm; thời gian thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;

- Loại hợp đồng dự án PPP;

- Tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn trong dự án; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đối với dự án áp dụng loại hợp đồng thông qua cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng;

- Tên bên mời thầu, hình thức lựa chọn nhà đầu tư, thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.

Tải Mẫu số 03: Tại đây

Nội dung quyết định phê duyệt dự án PPP thực hiện như thế nào?

Nội dung quyết định phê duyệt dự án PPP thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Thời gian phê duyệt dự án PPP kể từ ngày nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định về phê duyệt dự án PPP như sau:

Điều 27. Phê duyệt dự án PPP
[...]
2. Thời gian phê duyệt dự án PPP kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 22 của Luật PPP như sau:
a) Dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ: không quá 20 ngày;
b) Dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: không quá 15 ngày.
3. Đối với dự án PPP ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới:
a) Sau khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền giao nhà đầu tư được lựa chọn tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định này. Trường hợp dự án có sử dụng vốn đầu tư công làm vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, báo cáo nghiên cứu khả thi xác định phương thức quản lý và sử dụng phần vốn này theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 70 Luật PPP;
b) Việc giao cho nhà đầu tư tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi quy định tại điểm a khoản này được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan có thẩm quyền và nhà đầu tư;
c) Văn bản thỏa thuận phải bao gồm các nội dung sau: mục đích; yêu cầu; chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi; chi phí thuê tư vấn độc lập thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi; việc thành lập doanh nghiệp dự án; trách nhiệm của doanh nghiệp dự án trong việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi và nguyên tắc xử lý chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi trong trường hợp báo cáo nghiên cứu khả thi không được phê duyệt hoặc dự án không được tiến hành thương thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng;
d) Báo cáo nghiên cứu khả thi do nhà đầu tư tổ chức lập được thẩm định theo quy định tại khoản 3 Điều 24 và Điều 26 của Nghị định này; phê duyệt theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Luật PPP, khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Như vậy, thời gian phê duyệt dự án PPP kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 như sau:

- Dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ: không quá 20 ngày;

- Dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: không quá 15 ngày.

Thẩm quyền phê duyệt dự án PPP được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 21 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 quy định về thẩm quyền phê duyệt dự án PPP như sau:

- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.

- Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác phê duyệt dự án PPP sau:

+ Dự án thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020;

+ Dự án áp dụng loại hợp đồng O&M thuộc phạm vi quản lý;

+ Dự án áp dụng loại hợp đồng BT không yêu cầu thanh toán mà nhà đầu tư đề xuất thực hiện tại Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự án PPP sau:

+ Dự án thuộc phạm vi quản lý quy định tại các khoản 2, 4 và 4a Điều 12 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020;

+ Dự án áp dụng loại hợp đồng O&M thuộc phạm vi quản lý;

+ Dự án áp dụng loại hợp đồng BT không yêu cầu thanh toán mà nhà đầu tư đề xuất thực hiện tại địa phương.

- Đối với dự án PPP có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm B, nhóm C theo quy định của pháp luật về đầu tư công không sử dụng vốn nhà nước quy định tại các điều 70, 71 và 72 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự án căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi được lập, thẩm định theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.

saved-content
unsaved-content
22