Nội dung đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện

Nội dung đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Nội dung đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện được quy định như thế nào?

    Nội dung đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện được quy định tại Điều 8 Thông tư 129/2017/TT-BTC về quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó: 

    - Việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên được xác định trên 3 nội dung với thang điểm tối đa là 100 điểm. Cụ thể như sau:

    + Kết quả tiết kiệm dự toán chi thường xuyên (loại trừ số kinh phí đã thực hiện tiết kiệm để cải cách tiền lương): Thang điểm tối đa 30 điểm;

    + Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp và ngân sách cấp xã: Thang điểm tối đa 50 điểm;

    + Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Thang điểm tối đa là 20 điểm.

    - Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của đơn vị mình theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tổng hợp, tính điểm tiêu chí “Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện” của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    10