Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực trọng tài thương mại được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực trọng tài thương mại được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực trọng tài thương mại được quy định tại Điều 2 Nghị định 63/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trọng tài Thương mại bao gồm:
1. Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động trọng tài; hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về trọng tài.
2. Cấp, thu hồi Giấy phép thành lập của Trung tâm trọng tài; cấp, thu hồi Giấy phép thành lập của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; chấp thuận việc thay đổi nội dung Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài theo quy định tại Nghị định này.
3. Phê chuẩn Điều lệ của Trung tâm trọng tài.
4. Công bố danh sách Trọng tài viên của các Tổ chức trọng tài hoạt động tại Việt Nam; công bố thông tin về việc thành lập, hoạt động, chấm dứt hoạt động của tổ chức trọng tài.
5. Hướng dẫn, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trọng tài.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trọng tài.
7. Hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trọng tài.
8. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về trọng tài.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về trọng tài theo quy định của pháp luật.
10. Ban hành và hướng dẫn sử dụng thống nhất mẫu văn bản, giấy tờ liên quan đến tổ chức trọng tài.
Trên đây là quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực trọng tài thương mại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm Nghị định 63/2011/NĐ-CP.
Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất