Nhận phương án sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế bao lâu Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản chấp thuận?

Trong bao lâu nhận phương án sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản chấp thuận?

Nội dung chính

    Nhận phương án sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế bao lâu Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản chấp thuận?

    Căn cứ khoản 2 Điều 78 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về thực hiện tích tụ đất nông nghiệp quy định như sau:

    Thực hiện tích tụ đất nông nghiệp
    1. Tổ chức kinh tế thực hiện tích tụ đất nông nghiệp thông qua các phương thức sau đây:
    a) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp;
    b) Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp;
    c) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp và nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp.
    2. Tổ chức kinh tế thực hiện tích tụ đất nông nghiệp thông qua phương thức quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này phải lập phương án sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 45 Luật Đất đai gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
    Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được phương án sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản chấp thuận, trường hợp không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
    ...

    Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản chấp thuận phương án sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được phương án sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế. Trường hợp không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Nhận phương án sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế bao lâu Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản chấp thuận?

    Nhận phương án sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế bao lâu Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản chấp thuận? (Hình từ Internet)

    Sau khi phương án sử dụng đất nông nghiệp được phê duyệt, tổ chức kinh tế thực hiện việc thỏa thuận với ai?

    Căn cứ khoản 3 Điều 78 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về hực hiện tích tụ đất nông nghiệp quy định như sau:

    Thực hiện tích tụ đất nông nghiệp
    ...
    3. Sau khi phương án sử dụng đất nông nghiệp được phê duyệt, tổ chức kinh tế thực hiện việc thỏa thuận với người sử dụng đất để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp; việc đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai.
    4. Trường hợp tổ chức nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà giải thể, phá sản thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản.
    ...

    Theo đó, sau khi phương án sử dụng đất nông nghiệp được phê duyệt, tổ chức kinh tế thực hiện việc thỏa thuận với người sử dụng đất để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

    Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thực hiện theo phương án sử dụng đất do ai phê duyệt?

    Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 79 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về sử dụng đất quốc phòng, an ninh quy định như sau:

    Sử dụng đất quốc phòng, an ninh
    ...
    3. Đất quốc phòng, an ninh do đơn vị quân đội, đơn vị công an, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý đang quản lý, sử dụng nhưng phải thu hồi, chuyển giao cho địa phương theo quy định tại Điều 84 Luật Đất đai hoặc theo quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thì xử lý như sau:
    a) Đối với diện tích đất đã bố trí cho hộ gia đình sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu sử dụng làm nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, nay phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người sử dụng đất ở được cấp Giấy chứng nhận và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
    b) Đối với diện tích đất đang do các công ty cổ phần do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, sử dụng theo quy định tại Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế và Nghị định số 26/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế thì thực hiện theo hợp đồng đã ký kết với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
    Trường hợp chưa ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì thực hiện như sau: Đối với công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý thì thực hiện theo phương án sử dụng đất do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt; đối với công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý thì thực hiện theo phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Như vậy, trường hợp chưa ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì thực hiện thì đối với công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý thì thực hiện theo phương án sử dụng đất do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt.

    16