Nguyên tắc trích lập, hạch toán và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước là gì?

Nguyên tắc trích lập, hạch toán và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước là gì? Khoản dự phòng rủi ro chưa sử dụng hết trong năm thì sao?

Nội dung chính

    Nguyên tắc trích lập, hạch toán và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước là gì?

    Theo đó, nguyên tắc trích lập, hạch toán và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 3 Thông tư 39/2013/TT-NHNN. Cụ thể bao gồm:

    - Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước trích lập dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí bằng 10% chênh lệch thu, chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro. Số dư dự phòng rủi ro sau thời điểm trích lập không vượt quá số dự phòng rủi ro cần phải trích lập.

    - Việc trích lập và hạch toán số dự phòng rủi ro được trích lập trong năm tài chính của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện tập trung tại Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tài chính - Kế toán).

    - Khoản dự phòng rủi ro được sử dụng chung để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình hoạt động sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và tổ chức bảo hiểm (nếu có).

    - Khoản dự phòng rủi ro chưa sử dụng hết trong năm được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp.

    - Trường hợp khoản dự phòng rủi ro không đủ bù đắp các tổn thất, việc xử lý phần còn thiếu sẽ được thực hiện theo quy định tại Chế độ tài chính hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

    - Trường hợp số dự phòng rủi ro cần phải trích lập nhỏ hơn số dư dự phòng rủi ro trước thời điểm trích lập, Ngân hàng Nhà nước thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập của Ngân hàng Nhà nước.

    Trân trọng! 

    11