Nguyên tắc thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công?

Nguyên tắc thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công? Có mấy loại báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công?

Nội dung chính

Nguyên tắc thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 37/2025/TT-BTC quy định nguyên tắc thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công như sau:

- Các cơ quan, đơn vị báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm trên cơ sở kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm được phân bổ theo đúng quy định của Luật Đầu tư công 2024 và các văn bản hướng dẫn.

- Các cơ quan, đơn vị báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm phải đầy đủ nội dung, chính xác, trung thực, đúng thời hạn quy định tại Thông tư 37/2025/TT-BTC. Báo cáo cần thuyết minh rõ các tồn tại, khó khăn, vướng mắc, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện giao kế hoạch, giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch; đề xuất các biện pháp tháo gỡ có liên quan đến công tác quản lý, giải ngân vốn đầu tư công; đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Danh mục dự án (bao gồm: dự án đầu tư, nhiệm vụ (dự án hoặc chi phí) theo quy định của pháp luật về đầu tư công, số vốn bố trí cho từng ngành, lĩnh vực, chương trình, dự án, của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, các ngân hàng chính sách (sau đây gọi tắt là bộ, cơ quan trung ương) và địa phương đảm bảo đúng theo các quyết định giao kế hoạch vốn của cấp có thẩm quyền (bao gồm kế hoạch trung hạn, kế hoạch năm, kế hoạch bổ sung, kế hoạch kéo dài, kế hoạch điều chỉnh, kế hoạch vốn ứng nếu có).

Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, trường hợp Hội đồng nhân dân các cấp giao tăng so với kế hoạch do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao thì địa phương phải báo cáo rõ nguồn vốn giao tăng và tổng hợp đầy đủ vào báo cáo (cột giao kế hoạch vốn của địa phương tại các biểu mẫu quy định Thông tư 37/2025/TT-BTC).

Các bộ, cơ quan trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) báo cáo đủ các nguồn vốn đầu tư công do bộ, cơ quan trung ương và địa phương quản lý bao gồm nguồn vốn được kiểm soát, giải ngân qua Kho bạc nhà nước các cấp và nguồn vốn do các đơn vị khác được giao kiểm soát, giải ngân theo quy định.

- Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện báo cáo chuyên đề chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Thông tư 37/2025/TT-BTC.

- Trường hợp bộ, cơ quan trung ương và địa phương không thực hiện báo cáo đảm bảo đầy đủ nội dung và đúng thời hạn quy định tại Thông tư này, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện chế độ báo cáo, đáp ứng yêu cầu của Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

Trên đây là thông tin về Nguyên tắc thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công?

Nguyên tắc thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công?

Nguyên tắc thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công? (Hình từ Internet)

Có mấy loại báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 37/2025/TT-BTC quy định như sau:

Điều 2. Các loại báo cáo
1. Báo cáo định kỳ: Là báo cáo để đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp về tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm, được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần, bao gồm báo cáo hằng tháng, hằng quý, hằng năm, giữa kỳ trung hạn, cả giai đoạn trung hạn.
- Lũy kế thực tế giải ngân vốn đầu tư công 3 tháng tại báo cáo tháng 4 cũng là kết quả giải ngân vốn đến hết quý I năm kế hoạch.
- Lũy kế thực tế giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng tại báo cáo tháng 7 cũng là kết quả giải ngân vốn đến hết quý II năm kế hoạch.
- Lũy kế thực tế giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng tại báo cáo tháng 10 cũng là kết quả giải ngân vốn đến hết quý III năm kế hoạch.
- Lũy kế thực tế giải ngân vốn đầu tư công 12 tháng tại báo cáo tháng 01 năm sau năm kế hoạch cũng là kết quả giải ngân vốn đến hết quý IV năm kế hoạch.
2. Báo cáo chuyên đề: Là báo cáo để đáp ứng yêu cầu quản lý của cấp có thẩm quyền trong chỉ đạo điều hành ngân sách hoặc phục vụ công tác quản lý,
điều hành kế hoạch vốn đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia; các thông tin báo cáo có tính chuyên sâu về một chủ đề cụ thể liên quan đến tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm, vốn chương trình mục tiêu quốc gia và phải thực hiện một hoặc nhiều lần hoặc định kỳ trong khoảng thời gian nhất định.
3. Báo cáo đột xuất: Là báo cáo được thực hiện ngoài kế hoạch định kỳ để đáp ứng yêu cầu quản lý của cấp có thẩm quyền trong chỉ đạo điều hành ngân sách hoặc phục vụ công tác quản lý, điều hành kế hoạch vốn đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia; các thông tin báo cáo nhằm giải quyết vấn đề phát sinh đột xuất liên quan đến tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm, vốn chương trình mục tiêu quốc gia.

Như vậy, có 03 loại báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công bao gồm: báo cáo định kì, báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất.

Phương thức gửi, nhận báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công thế nào?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 37/2025/TT-BTCquy định về phương thức gửi, nhận báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công như sau:

Các cơ quan, đơn vị gửi báo cáo bằng một trong hai hình thức (bản điện tử hoặc bản giấy):

- Báo cáo bằng bản điện tử được gửi qua Hệ thống văn bản và Điều hành, đồng thời, báo cáo trên Cơ sở dữ liệu tổng hợp về tài chính.

- Báo cáo bằng văn bản giấy (đối với các cơ quan, đơn vị chưa thực hiện tiếp nhận và gửi văn bản điện tử).

 

Chuyên viên pháp lý Lê Thị Mỹ Duyên
saved-content
unsaved-content
1