Nguyên tắc quản lý tài chính đối với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) theo quy định của pháp luật?

Nguyên tắc quản lý tài chính đối với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) theo quy định của pháp luật? Quản lý tài chính đối với VCCI được phân định theo mấy loại?

Nội dung chính

    Nguyên tắc quản lý tài chính đối với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) theo quy định của pháp luật?

    Nguyên tắc quản lý tài chính đối với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) được quy định tại Điều 3 Thông tư 133/2015/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó: 

    - VCCI hoạt động theo chế độ tự chủ về tài chính và được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định tại Quyết định số 71/2011/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với các hội có tính đặc thù.

    - Quản lý tài chính đối với VCCI được phân định và hạch toán rõ theo hai loại hoạt động:

    + Các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư để thực hiện chủ trương mở rộng và phát triển kinh tế của đất nước; các hoạt động theo nhiệm vụ được Nhà nước giao; các hoạt động triển khai các chương trình, dự án, đề tài theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là các hoạt động xúc tiến).

    Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động xúc tiến theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.

    + Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ: VCCI phải tự đảm bảo kinh phí và tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh, dịch vụ.

    - Ban Thường trực VCCI có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy chế quản lý tài chính của VCCI căn cứ quy định tại Thông tư này và các văn bản chế độ quản lý tài chính hiện hành có liên quan.

    20