Quản lý chi phí của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) theo quy định của pháp luật hiện hành?
Nội dung chính
Quản lý chi phí của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) theo quy định của pháp luật hiện hành?
Quản lý chi phí của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) được quy định tại Điều 9 Thông tư 133/2015/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đhttps://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/MTNC/phong-thuong-mai.pngó:
Các khoản chi của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) không bao gồm khoản chi của Ủy ban chuyên trách quan hệ với Đài Loan.
- Nguyên tắc quản lý chi phí:
+ Các khoản chi phải được phân loại, theo dõi riêng biệt theo hai hoạt động là hoạt động xúc tiến và hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động khác phát sinh từ hoạt động xúc tiến hoặc hoạt động kinh doanh, dịch vụ cũng phải được phân loại tương ứng theo hai hoạt động này.
+ Đối với các chi phí chung cho cả hai hoạt động xúc tiến và hoạt động kinh doanh, dịch vụ, VCCI thực hiện phân bổ đảm bảo phù hợp với đặc điểm hoạt động của VCCI. Tiêu chí và phương thức phân bổ phải thực hiện thống nhất, ổn định, được quy định cụ thể trong Quy chế quản lý tài chính của VCCI và Chủ tịch VCCI chịu trách nhiệm về nội dung này.
- Biện pháp quản lý:
VCCI phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí thông qua xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, mô hình tổ chức quản lý, trình độ trang bị của VCCI. Các định mức phải được phổ biến đến tận người thực hiện, công bố công khai cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong cơ quan biết để thực hiện và kiểm tra, giám sát.