Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính của tổ chức tài chính vi mô được quy định thế nào?

Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào để đảm bảo tính minh bạch, chính xác và đầy đủ trong thông tin tài chính cung cấp?

Nội dung chính

    Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính của tổ chức tài chính vi mô được quy định thế nào?

    Theo quy định tại Khoản 4 Điều 76 Thông tư 05/2019/TT-BTC, có hiệu lực ngày 01/04/2019, Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính của tổ chức tài chính vi mô như sau:

    - Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của đơn vị.

    - Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).

    - Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.

    - Các khoản mục doanh thu, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.

    - Khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa TCVM và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của Báo cáo tình hình tài chính, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ.

    Trên đây là quy định về nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính của tổ chức tài chính vi mô.

    10