11:23 - 14/12/2024

Nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ?

Nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ? Có các nguyên tắc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ nào?

Nội dung chính

    Nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ?

    Ngày 12/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 132/CĐ-TTg về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

    Theo đó, Công điện 132/CĐ-TTg năm 2024, Thủ tưởng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan có thẩm quyền về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có Bộ Công an như sau:

    (1) Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông, hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng (như vi phạm quy định về nồng độ cồn, ma túy, chở hàng quá khổ, quá tải trọng, "cơi nới" thành thùng xe...); đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm của xe mô tô kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa thông qua ứng dụng gọi xe trên mạng, xem xét trách nhiệm của đơn vị quản lý ứng dụng kết nối công nghệ khi có nhiều phương tiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Tập trung xây dựng, hoàn thiện các Trung tâm thông tin chỉ huy giao thông và Trung tâm giám sát, điều hành giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, hệ thống camera giám sát để phát hiện và xử lý vi phạm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; phát động phong trào toàn dân lên án, phát hiện và cung cấp tài liệu phản ánh vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông để lực lượng Cảnh sát giao thông xử lý theo quy định của pháp luật;

    (2) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đôn đốc, đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 31/CT-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lúa tuổi học sinh trong tình hình mới, chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục; mở các đợt tuần tra kiểm soát theo chuyên đề để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các hành vi vi phạm có nguy cơ gây tai nạn đối với lứa tuổi học sinh; phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương, các cơ sở giáo dục để quản lý, răn đe, giáo dục, phòng ngừa sai phạm đối với các em học sinh; nghiên cứu, rà soát, bổ sung các quy định về trách nhiệm của gia đình, nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh sử dụng phương tiện xe máy tham gia giao thông an toàn theo quy định của pháp luật;

    (3) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông nghiên cứu phương án tạo các tin nhắn thường xuyên, liên tục đến các thuê bao di động để tuyên truyền việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nhất là trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trong đó tập trung vào các hành vi vi phạm phổ biến và chế tài xử lý theo quy định của pháp luật.

    Nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ?

    Nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ? (Hình từ Internet)

    Có các nguyên tắc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ nào?

    Điều 3 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định:

    Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
    1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
    2. Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
    3. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
    4. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
    5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
    6. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
    7. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

    Như vậy, có 07 nhóm nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ như trên.

    11