Mỹ áp thuế đối ứng 46% bất động sản Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng như thế nào?

Mỹ áp thuế đối ứng 46% thương mại Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào? Nguyên tắc và thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Mỹ áp thuế đối ứng 46% bất động sản Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng như thế nào?

    Thuế đối ứng (retaliatory tariff) là một loại thuế nhập khẩu mà một quốc gia áp dụng để phản hồi lại các biện pháp thương mại từ một quốc gia khác.

    Mục đích của thuế đối ứng là tạo sự cân bằng trong quan hệ thương mại khi một quốc gia cảm thấy bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan, trợ cấp hoặc các biện pháp thương mại khác từ đối tác.

    Như vậy, việc áp thuế đối ứng có thể xuất phát từ việc quốc gia đó bị thâm hụt thương mại lớn với nước khác và muốn cân bằng lại cán cân thương mại.

    Việc Mỹ áp thuế cao đối với hàng hóa Việt Nam sẽ tạo ra những thách thức lớn cho nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản.

    Bất động sản bị ảnh hưởng gián tiếp từ suy giảm xuất khẩu. Khi ngành xuất khẩu suy giảm, các khu công nghiệp vốn phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng.

    Nhu cầu thuê đất, nhà xưởng, kho bãi trong các khu công nghiệp có thể giảm mạnh, khiến phân khúc BĐS công nghiệp đối mặt với áp lực lớn.

    Tác động lên dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào bất động sản. Khi thuế đối ứng cao làm giảm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu, một số doanh nghiệp FDI có thể chuyển hướng đầu tư sang các nước khác.

    Nếu dòng vốn FDI giảm, bất động sản công nghiệp và thương mại cũng sẽ chững lại do thiếu nguồn cầu từ các tập đoàn nước ngoài.

    Các địa phương có khu công nghiệp lớn như Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hải Phòng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu các doanh nghiệp FDI rút bớt đầu tư.

    Ảnh hưởng đến bất động sản thương mại và bán lẻ. Khi xuất khẩu gặp khó khăn, nền kinh tế có thể tăng trưởng chậm lại, ảnh hưởng đến sức mua trong nước. Khi đó, các trung tâm thương mại, mặt bằng bán lẻ có thể gặp khó khăn do doanh nghiệp trong nước cũng thắt chặt chi tiêu.

    Bất động sản nhà ở có thể chịu tác động gián tiếp. Nếu các doanh nghiệp xuất khẩu bị ảnh hưởng, người lao động có thể mất việc hoặc thu nhập giảm sút, dẫn đến giảm nhu cầu mua nhà. Lãi suất có thể tăng nếu Việt Nam phải can thiệp để giữ ổn định kinh tế vĩ mô, khiến thị trường BĐS khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn.

    Lưu ý: Thông tin "Mỹ áp thuế đối ứng 46% BĐS Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng như thế nào?" chỉ mang tính chất tham khảo.

    Mỹ áp thuế đối ứng 46% bất động sản Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng như thế nào?

    Mỹ áp thuế đối ứng 46% bất động sản Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng như thế nào? (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc và thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất được quy định như thế nào?

    Theo Điều 10, 11 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì nguyên tắc và thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất được quy định như sau:

    (1) Nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất

    - Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

    - Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    - Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước.

    - Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế.

    - Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô

    (2) Thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất

    - Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Biểu thuế ưu đãi cam kết tại Nghị định thư gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã được Quốc hội phê chuẩn và các Điều ước quốc tế khác mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để ban hành:

    + Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi;

    + Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;

    + Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

    - Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.

    - Thẩm quyền áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ thực hiện theo quy định tại Chương III của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.

    Chuyên viên pháp lý Tăng Trung Tín
    saved-content
    unsaved-content
    1479