Mức ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí khám sức khỏe, điều trị nghiện ra sao?

Ngân sách hỗ trợ khám sức khỏe và điều trị nghiện bằng thuốc thay thế được quy định ở mức nào? Điều kiện áp dụng của nguồn ngân sách này có giới hạn không?

Nội dung chính

    Mức ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí khám sức khỏe, điều trị nghiện ra sao?

    Mức ngân sách nhà nước bảo đảm, hỗ trợ chi phí khám sức khỏe, điều trị nghiện bằng thuốc thay thế được quy định tại Điều 4 Thông tư 73/2017/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm, hỗ trợ chi phí khám sức khỏe và chi phí điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó: 

    1. Bảo đảm toàn bộ chi phí khám sức khỏe, điều trị nghiện theo hướng dẫn chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ điều trị nghiện do cơ quan có thẩm quyền quyết định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, cơ sở điều trị nghiện của Nhà nước (sau đây viết tắt là chi phí khám sức khỏe, điều trị nghiện) cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
    2. Hỗ trợ tối thiểu 95% chi phí khám sức khỏe, điều trị nghiện cho các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này. Trường hợp hỗ trợ mức cao hơn mức tối thiểu quy định tại Khoản này được thực hiện như sau:
    a) Đối với các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi dự toán được giao và thực tế số người tự nguyện tham gia điều trị nghiện tại các cơ sở điều trị thuộc phạm vi quản lý, quyết định mức hỗ trợ cụ thể cao hơn mức tối thiểu để thực hiện cho phù hợp.
    b) Đối với địa phương: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương và thực tế số người tự nguyện tham gia điều trị nghiện tại các cơ sở điều trị thuộc phạm vi quản lý của địa phương, quyết định mức hỗ trợ cụ thể cao hơn mức tối thiểu để thực hiện cho phù hợp.
    3. Không tiếp tục hỗ trợ các đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Thông tư này trong trường hợp:
    a) Chấm dứt điều trị theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 90/2016/NĐ-CP;
    b) Được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khác trong cùng một nội dung chi.

    Trên đây là quy định về mức ngân sách nhà nước bảo đảm, hỗ trợ chi phí khám sức khỏe, điều trị nghiện bằng thuốc thay thế. 

    14