Khu vực thuộc xã, phường, thị trấn biên giới có phải là khu vực hạn chế tiếp cận đất đai không?

Khu vực thuộc xã, phường, thị trấn biên giới có phải là khu vực hạn chế tiếp cận đất đai không? Công dân được tiếp cận các thông tin đất đai nào?

Nội dung chính

    Khu vực thuộc xã, phường, thị trấn biên giới có phải là khu vực hạn chế tiếp cận đất đai không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2024/NĐ-CP có quy định về nhận quyền sử dụng đất tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai như sau:

    Quy định về nhận quyền sử dụng đất tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai
    1. Khu vực hạn chế tiếp cận đất đai là khu vực thuộc xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; đảo; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về nhà ở.
    2. Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai thì phải lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Việc lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
    3. Trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Đất đai, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 Luật Đất đai để thực hiện dự án đầu tư tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai thì phải lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy định sau:
    a) Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất cho phép nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai;
    ...

    Theo đó, khu vực hạn chế tiếp cận đất đai bao gồm những khu vực như sau:

    (1) Khu vực thuộc xã, phường, thị trấn biên giới;

    (2) Xã, phường, thị trấn ven biển;

    (3) Đảo;

    (4) Khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

    Như vậy, khu vực thuộc xã, phường, thị trấn biên giới là khu vực hạn chế tiếp cận đất đai.

    Khu vực thuộc xã, phường, thị trấn biên giới có phải là khu vực hạn chế tiếp cận đất đai không? (Ảnh từ Internet)

    Khu vực thuộc xã, phường, thị trấn biên giới có phải là khu vực hạn chế tiếp cận đất đai không? (Ảnh từ Internet)

    Công dân được tiếp cận các thông tin đất đai nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Đất đai 2024 có quy định về quyền tiếp cận thông tin đất đai.

    Theo đó, công dân được tiếp cận các thông tin đất đai như sau:

    - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;

    - Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai;

    - Giao đất, cho thuê đất;

    - Bảng giá đất đã được công bố;

    - Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

    - Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

    - Thủ tục hành chính về đất đai;

    - Văn bản quy phạm pháp luật về đất đai;

    - Các thông tin đất đai khác theo quy định của pháp luật.

    Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm những gì?

    Theo quy định tại Điều 20 Luật Đất đai 2024 quy định về nội dung quản lý nhà nước về đất đai.

    Theo đó, việc quản lý nhà nước về đất đai bao gồm các nội dung như sau:

    - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.

    - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng đất đai.

    - Xác định địa giới đơn vị hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.

    - Đo đạc, chỉnh lý, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên ngành về quản lý, sử dụng đất.

    - Điều tra, đánh giá và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai.

    - Lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

    - Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

    - Điều tra, xây dựng bảng giá đất, giá đất cụ thể, quản lý giá đất.

    - Quản lý tài chính về đất đai.

    - Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trưng dụng đất.

    - Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất.

    - Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính; cấp, đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận.

    - Thống kê, kiểm kê đất đai.

    - Xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.

    - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

    - Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.

    - Cung cấp, quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai.

    - Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

    72