Khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật trong quy hoạch đô thị và nông thôn là gì?
Nội dung chính
Khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật trong quy hoạch đô thị và nông thôn là gì?
Khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật trong quy hoạch đô thị và nông thôn là gì? được quy định tại Điều 2 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
13. Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch, yêu cầu về quản lý kiến trúc cảnh quan cho từng lô đất xây dựng công trình, bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội, nhà ở để cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch không gian ngầm hoặc quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.
14. Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật là việc xác định hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm công trình hạ tầng kỹ thuật theo tuyến và công trình hạ tầng kỹ thuật không theo tuyến.
15. Hạ tầng kỹ thuật khung là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chính của đô thị, nông thôn và khu chức năng, được xác định trong nội dung quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, gồm các trục giao thông, tuyến truyền tải năng lượng, tuyến truyền dẫn cấp nước, thoát nước, tuyến thông tin viễn thông, các công trình hạ tầng kỹ thuật không theo tuyến, công trình thủy lợi.
16. Khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật là khu vực bố trí, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật không theo tuyến.
[...]
Theo quy định trên thì khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật là khu vực bố trí, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật không theo tuyến.
Khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật trong quy hoạch đô thị và nông thôn là gì? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào quy hoạch chi tiết khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật mà không phải thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch?
Theo quy định tại Điều 16 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 như sau:
Điều 16. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm:
a) Lựa chọn tổ chức tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch (nếu có);
b) Lập nhiệm vụ quy hoạch;
c) Thẩm định nhiệm vụ quy hoạch;
d) Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch;
đ) Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch;
e) Lập quy hoạch;
g) Thẩm định quy hoạch;
h) Phê duyệt quy hoạch.
2. Trường hợp lập quy hoạch chi tiết đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật và cụm công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu đã được phê duyệt thì không phải thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn.
4. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch, hồ sơ quy hoạch đô thị và nông thôn.
Theo đó, trường hợp lập quy hoạch chi tiết đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật và cụm công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu đã được phê duyệt thì không phải thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 16 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024.
Như vậy, trường hợp lập quy hoạch chi tiết đối với khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật đã có quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu đã được phê duyệt thì không phải thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
Nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm các nội dung gì?
Tại Điều 21 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 quy định như sau:
Điều 21. Nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xác định lý do và sự cần thiết lập quy hoạch; căn cứ lập quy hoạch; định hướng, yêu cầu của quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, quy hoạch đô thị và nông thôn cấp độ trên đối với khu vực lập quy hoạch;
b) Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch; thời hạn của quy hoạch; quan điểm, mục tiêu phát triển;
c) Yêu cầu về nội dung quy hoạch; hồ sơ quy hoạch; dự kiến chi phí và xác định nguồn vốn cho công tác lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch;
d) Tiến độ lập quy hoạch; yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch; trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức lập quy hoạch.
2. Trường hợp các xã thuộc huyện cần phải lập quy hoạch chung xã theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trong nhiệm vụ quy hoạch chung huyện.
Như vậy, nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Xác định lý do và sự cần thiết lập quy hoạch; căn cứ lập quy hoạch; định hướng, yêu cầu của quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, quy hoạch đô thị và nông thôn cấp độ trên đối với khu vực lập quy hoạch;
- Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch; thời hạn của quy hoạch; quan điểm, mục tiêu phát triển;
- Yêu cầu về nội dung quy hoạch; hồ sơ quy hoạch; dự kiến chi phí và xác định nguồn vốn cho công tác lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch;
- Tiến độ lập quy hoạch; yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch; trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức lập quy hoạch.
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.