16:58 - 24/09/2024

Khối phòng phục vụ học tập của trường trung học phải được bố trí theo quy định như thế nào?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8794:2011 về trường trung học - yêu cầu thiết kế quy định khối phòng phục vụ học tập của trường trung học phải được bố trí như thế nào?

Nội dung chính

    Khối phòng phục vụ học tập của trường trung học phải được bố trí theo quy định như thế nào?

    Khối phòng phục vụ học tập của trường trung học được bố trí theo quy định tại Tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8794:2011 về trường trung học - yêu cầu thiết kế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành như sau:

    (1) Khối phục vụ học tập gồm các phòng chức năng sau:

    - Nhà đa năng;

    - Thư viện;

    - Phòng truyền thống;

    - Phòng hoạt động Đoàn, Đội;

    - Phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập;

    - Phòng đồ dùng chuẩn bị giảng dạy;

    - Tiền sảnh.

    (2)  Trong trường trung học cần thiết kế xây dựng nhà đa năng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

    - Quy mô của nhà đa năng được tính từ 30 % đến 50 % tổng số học sinh toàn trường;

    - Tiêu chuẩn diện tích 0,6 m2/chỗ;

    - Trong nhà đa năng cần thiết kế 01 sân khấu có diện tích không nhỏ hơn 24 m2 với chiều sâu không nhỏ hơn 3 m, chiều cao sân khấu từ 0,75 m đến 0,9 m (tính từ mặt sàn);

    - Kho trong nhà đa năng có diện tích không nhỏ hơn 9 m2.

    - Tường ngăn và các trang thiết bị trong nhà đa năng được thiết kế linh hoạt để phù hợp với các nhu cầu hoạt động khác nhau.

    CHÚ THÍCH:

    - Nhà đa năng cần có kích thước sàn tập 12 m x 24 m hoặc 18 m x 30 m (nếu có đủ diện tích) và chiều cao trên

    7m tạo không gian thoáng cho việc tập luyện thể dục thể thao và các sinh hoạt tập thể.

    - Vị trí và diện tích chỗ ngồi cho học sinh khuyết tật sử dụng xe lăn trong nhà đa năng phải thiết kế phù hợp với quy định trong TCVN 2) : , Công trình dân dụng - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

    (3) Thư viện trường trung học đặt ở vị trí thuận tiện cho việc đọc và mượn sách, báo của giáo viên, học sinh. Thư viện bao gồm kho sách, khu quản lý (nơi làm việc của thủ thư), phòng đọc sách cho giáo viên và phòng đọc sách cho học sinh. Tiêu chuẩn diện tích tính toán không nhỏ hơn 0,6 m2/học sinh, nhưng không nhỏ hơn 60 m2. Quy mô thư viện được tính từ 30% đến 50 % tổng số học sinh toàn trường.

    (4) Thiết kế thư viện cần đảm bảo các yêu cầu sau:

    - Đối với trường đạt chuẩn quốc gia, các trường thuộc địa bàn thị xã, thành phố, phải có phòng đọc cho giáo viên tối thiểu 20 chỗ ngồi, phòng đọc cho học sinh tối thiểu 45 chỗ ngồi; Tiêu chuẩn diện tich một chỗ phòng đọc không nhỏ hơn 2,4 m2/chỗ;

    - Nơi làm việc của cán bộ làm công tác thư viện không nhỏ hơn 6 m2/người;

    - Diện tích kho sách cần đáp ứng yêu cầu lưu giữ tài liệu ban đầu và dự tính phát triển trong tương lai. Tiêu chuẩn diện tích kho sách kín 2,5 m2/1000 đơn vị tài liệu; kho sách mở 4,5 m2/1000 đơn vị tài liệu.

    CHÚ THÍCH: Kho sách mở cho phép học sinh tự tìm sách và mang ra đọc gần đó.

    (5) Phòng đồ dùng chuẩn bị giảng dạy được thiết kế với chức năng là kho chứa, nơi sửa chữa đồ dùng giảng dạy và chuẩn bị các bài học thực hành có diện tích từ 48 m2 đến 54 m2.

    (6) Phòng truyền thống có diện tích không nhỏ hơn 48 m2.

    (7) Phòng hoạt động Đoàn, Đội được thiết kế với diện tích 0,03 m2/học sinh.

    CHÚ THÍCH: Tùy điều kiện cụ thể, có thể kết hợp phòng truyền thống với phòng hoạt động Đoàn, Đội. Trong trường hợp này, diện tích phòng không nhỏ hơn 54 m2.

    (8) Phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập cần bố trí ở tầng 1 và có diện tích không nhỏ hơn 24 m2.

    (9) Tiền sảnh có thể tập trung hay phân tán tùy điều kiện cụ thể và đảm bảo tiêu chuẩn diện tích 0,10 m2 /học sinh.

     

    238