Thứ 7, Ngày 02/11/2024

Khoản tiền trợ cấp thôi việc do là do ai chi trả theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay?

Khoản tiền trợ cấp thôi việc do là do ai chi trả theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay? Do ai chi trả và trả như thế nào, thời gian là bao lâu?

Nội dung chính

    Khoản tiền trợ cấp thôi việc do là do ai chi trả theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay?

    - Điều 5 Nghị định 54/2005/NĐ-CP ngày 19-4-2005 của Chính phủ về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức quy định: viên chức được hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp sau:

    + Viên chức tuyển dụng trước ngày 1-7-2003 có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;

    + Viên chức tuyển dụng từ ngày 1-7-2003 có đơn tự nguyện xin thôi việc được người đứng đầu đơn vị đồng ý chấm dứt hợp đồng làm việc.

    Theo quy định tại điều 8 Nghị định 54/2005/NĐ-CP, công chức, viên chức thôi việc theo quy định tại Nghị định 54/2005/NĐ-CP thì cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng (mức lương theo ngạch, bậc) và các khoản phụ cấp hiện hưởng (nếu có, gồm các khoản phụ cấp được đóng bảo hiểm xã hội) do Nhà nước quy định; trường hợp thấp nhất cũng được hưởng bằng 1 (một) tháng lương hiện hưởng và các khoản phụ cấp hiện hưởng (nếu có) do Nhà nước quy định.

    Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên, nếu bạn có đơn tự nguyện xin thôi việc và được người đứng đầu đơn vị đồng ý chấm dứt hợp đồng làm việc thì khi bạn thôi việc, bạn được hưởng trợ cấp thôi việc.

    Trợ cấp thôi việc của bạn do đơn vị sự nghiệp công lập nơi bạn làm việc chi trả.

    Theo điểm a, khoản 2 điều 9 Nghị định 54/2005/NĐ-CP quy định như sau: thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức được tuyển dụng trước ngày 1-7-2003 là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi có quyết định tuyển dụng đến khi viên chức có quyết định thôi việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;

    Theo quy định tại khoản 3 điều 9 Nghị định 54/2005/NĐ-CP, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được quy định tại điều 9 của Nghị định 54/2005/NĐ-CP là thời gian có đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan, đơn vị của Nhà nước.

    Trường hợp thời gian làm việc có tháng lẻ được tính như sau: từ 1 (một) tháng đến dưới 7 (bảy) tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm làm việc.

    Như vậy, nếu bạn đã có thời gian làm việc được 25 năm và một tháng rưỡi và có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian làm việc của bạn được tính để hưởng trợ cấp thôi việc là 25 năm 6 tháng. Cứ mỗi năm làm việc bạn được hưởng trợ cấp thôi việc bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng (là tiền lương đang hưởng theo ngạch, bậc được quy định tại nghị định 204/2004/NĐ-CP) và các khoản phụ cấp hiện hưởng, (nếu có, bao gồm: phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số chênh lệch bảo lưu).

    Sau khi bạn có đơn tự nguyện xin thôi việc được người đứng đầu đơn vị đồng ý chấm dứt hợp đồng làm việc thì đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm lập hồ sơ chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho bạn.

    10