Thứ 4, Ngày 30/10/2024

Khi thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư đã bị miễn nhiệm thì việc bầu thay thế thành viên được thực hiện như thế nào?

Khi thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư bị miễn nhiệm thì việc bầu thay thế thành viên được thực hiện như nào?

Nội dung chính

    Khi thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư đã bị miễn nhiệm thì việc bầu thay thế thành viên được thực hiện như thế nào?

    Khi thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư đã bị miễn nhiệm thì việc bầu thay thế thành viên được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BXD như sau:

    Miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban quản trị hoặc toàn bộ Ban quản trị
    4. Việc bầu thay thế thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư trong trường hợp bãi nhiệm, miễn nhiệm hoặc bị chết hoặc mất tích được thực hiện như sau:
    a) Trường hợp bầu thay thế Ban quản trị cụm nhà chung cư hoặc bầu thay thế Trưởng ban quản trị hoặc Phó ban quản trị thì phải tổ chức Hội nghị cụm nhà chung cư bất thường để quyết định theo quy định tại Điều 16 hoặc Hội nghị thường niên tại Điều 17 của Quy chế này; trường hợp miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm Phó ban quản trị là đại diện của chủ đầu tư thì chủ đầu tư cử đại diện khác thay thế mà không phải tổ chức Hội nghị nhà chung cư; trường hợp chủ đầu tư không cử thành viên khác thay thế mà trong Ban quản trị còn có Phó ban quản trị khác thì không phải tổ chức Hội nghị nhà chung cư để bầu thay thế.
    Trường hợp sau khi Ban quản trị được công nhận mà chủ đầu tư có văn bản xin thôi tham gia làm Phó ban quản trị mà trong Ban quản trị không có Phó ban khác thì tổ chức Hội nghị nhà chung cư theo quy định tại Điều 16 hoặc Điều 17 của Quy chế này để bầu một trong các chủ sở hữu của cụm nhà chung cư làm Phó ban quản trị; chủ đầu tư vẫn phải chịu trách nhiệm về các nội dung liên quan đến kỹ thuật trong việc bảo hành, bảo trì nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở;
    b) Trường hợp bầu thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này thì Ban quản trị đề xuất người thay thế và gửi xin ý kiến bằng văn bản của các đại diện chủ sở hữu căn hộ của tòa nhà có thành viên Ban quản trị cần thay thế; nếu được tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của tòa nhà này hoặc có số lượng ít hơn theo quyết định đã được Hội nghị nhà chung cư lần đầu hoặc Hội nghị nhà chung cư trước đó thống nhất thì người được đề xuất được công nhận là thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư; trường hợp không có đủ số người đồng ý theo quy định tại điểm này thì phải họp Hội nghị nhà chung cư của tòa nhà này để bầu người thay thế theo quy định tại Điều 16 hoặc Điều 17 của Quy chế này.
    Việc lấy ý kiến bầu thành viên Ban quản trị quy định tại điểm này cũng phải lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên chủ trì việc lấy ý kiến.

    Như vậy, việc bầu thay thế thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư trong trường hợp bãi nhiệm, miễn nhiệm hoặc mất tích được thực hiện như sau: Nếu cần bầu thay thế Trưởng ban hoặc Phó ban, phải tổ chức Hội nghị bất thường hoặc thường niên. Đối với Phó ban là đại diện chủ đầu tư, chủ đầu tư có thể cử người thay thế mà không cần hội nghị; nếu không cử, nhưng trong Ban quản trị còn Phó ban khác, cũng không cần tổ chức hội nghị. Nếu chủ đầu tư xin thôi tham gia và không còn Phó ban, cần tổ chức hội nghị để bầu người thay thế. Đối với thành viên không thuộc các trường hợp trên, Ban quản trị đề xuất người thay thế và lấy ý kiến của ít nhất 50% đại diện chủ sở hữu. Nếu không đủ số đồng ý, phải tổ chức hội nghị để bầu. Tất cả ý kiến bầu đều phải lập biên bản có chữ ký của các thành viên chủ trì.

    Khi thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư đã bị miễn nhiệm thì việc bầu thay thế thành viên được thực hiện như thế nào?

    Khi thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư đã bị miễn nhiệm thì việc bầu thay thế thành viên được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

    Trong trường hợp nào sẽ quyết định miễn nhiệm thành viên Ban quản trị tòa nhà chung cư?

    Quyết định miễn nhiệm thành viên Ban quản trị tòa nhà chung cư trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 26 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BXD như sau:

    - Thành viên Ban quản trị xin thôi tham gia hoặc xin miễn nhiệm;

    - Thành viên Ban quản trị không còn cư trú trực tiếp tại nhà chung cư;

    - Trưởng ban quản trị tòa nhà chung cư tách ra khỏi cụm nhà chung cư theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 của Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BXD;

    - Thành viên Ban quản trị của tòa nhà chuyển sang cụm nhà chung cư theo quy định tại khoản 3 Điều 27 của Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BXD.

    Thành phần Ban quản trị tòa nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BXD về thành phần Ban quản trị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu như sau:

    Số lượng, thành phần Ban quản trị
    2. Thành phần Ban quản trị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:
    a) Ban quản trị của tòa nhà chung cư bao gồm 01 Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó ban và các thành viên khác đang sinh sống trong nhà chung cư đó do Hội nghị nhà chung cư quyết định.
    Trường hợp chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư thì đại diện do chủ đầu tư cử có thể được Hội nghị nhà chung cư bầu làm Trưởng ban quản trị; nếu không được bầu làm Trưởng ban thì được cử làm Phó ban quản trị mà không phải bầu thành viên này; trường hợp chủ đầu tư không cử đại diện tham gia Ban quản trị thì Hội nghị nhà chung cư bầu một trong các chủ sở hữu của toà nhà chung cư để làm Phó ban quản trị thay thế cho Phó ban quản trị của chủ đầu tư.
    b) Ban quản trị của cụm nhà chung cư bao gồm 01 Trưởng ban; mỗi tòa nhà trong cụm tổ chức họp để cử 01 hoặc 02 đại diện làm Phó ban và các thành viên khác do Hội nghị cụm nhà chung cư quyết định.
    Trường hợp chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong cụm nhà chung cư thì đại diện của chủ đầu tư có thể được Hội nghị cụm nhà chung cư bầu làm Trưởng ban quản trị cụm nhà chung cư. Mỗi tòa nhà trong cụm nhà chung cư mà chủ đầu tư còn sở hữu diện tích thì chủ đầu tư được cử đại diện tham gia làm Phó ban quản trị của cụm, trừ trường hợp đại diện chủ đầu tư của tòa nhà đó được bầu làm Trưởng ban quản trị của cụm nhà chung cư.

    Theo đó, thành phần Ban quản trị tòa nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu bao gồm 1 Trưởng ban, 1 hoặc 2 Phó ban và các thành viên khác do Hội nghị nhà chung cư quyết định. Nếu chủ đầu tư còn sở hữu diện tích, đại diện của họ có thể được bầu làm Trưởng ban hoặc cử làm Phó ban mà không cần bầu. Nếu chủ đầu tư không cử đại diện, Hội nghị bầu một chủ sở hữu khác làm Phó ban. Đối với cụm nhà chung cư, Ban quản trị cũng có 1 Trưởng ban, với mỗi tòa nhà cử 1 hoặc 2 đại diện làm Phó ban, do Hội nghị cụm quyết định. Tương tự, nếu chủ đầu tư còn diện tích, họ có thể được bầu làm Trưởng ban của cụm, hoặc cử đại diện làm Phó ban, trừ khi họ đã được bầu làm Trưởng ban của tòa nhà.

    4