Khi người lao động chết trong quá trình điều trị, đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có được phép điều tra không?

Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có được phép điều tra khi người lao động chết trong quá trình điều trị không?

Nội dung chính

    Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có được phép điều tra khi người lao động chết trong quá trình điều trị không?

    Tại Điều 22 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định điều tra tai nạn lao động làm bị thương một người lao động chuyển thành tai nạn lao động chết người, theo đó: 

    Đối với vụ tai nạn lao động làm bị thương người lao động thuộc thẩm quyền Điều tra của người sử dụng lao động, nhưng sau đó người lao động bị chết trong thời gian Điều trị hoặc do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra thì việc phối hợp Điều tra được quy định như sau:
    1. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ liên quan đến tai nạn lao động đang Điều tra cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh;
    2. Trường hợp Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở chưa Điều tra hoặc chưa hoàn thành việc Điều tra thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh tiếp tục Điều tra theo quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động chết người quy định tại Điều 14 Nghị định này;
    3. Trường hợp Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở đã hoàn thành Điều tra vụ tai nạn lao động thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh xem xét hồ sơ vụ tai nạn lao động nhận được và đánh giá kết quả Điều tra của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở; khi xét thấy cần thiết thì tiến hành Điều tra lại và lập biên bản Điều tra đối với vụ tai nạn lao động này theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

    Theo đó, với trường hợp của bạn thì do người lao động bị chết trong thời gian Điều trị nên Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở sẽ có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ liên quan đến tai nạn lao động đang Điều tra cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh. 

     Khi người lao động chết trong quá trình điều trị, đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có được phép điều tra không? (Hình từ Internet)

    Chi phí Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như thế nào? 

    Căn cứ Điều 27 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi phí Điều tra tai nạn lao động, cụ thể như sau: 

    1. Chi phí Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:
    a) Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả các chi phí bao gồm: dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết); khám nghiệm tử thi; in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động; phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình Điều tra tai nạn lao động; tổ chức cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
    b) Cơ quan có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động, cơ quan cử người tham gia Điều tra tai nạn lao động chi trả các Khoản công tác phí cho người tham gia theo quy định của pháp luật của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động;
    c) Chi phí Điều tra tai nạn lao động từ người sử dụng lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; trường hợp người sử dụng lao động là đơn vị sự nghiệp, chi phí Điều tra tai nạn lao động được hạch toán vào chi phí, giá dịch vụ sự nghiệp và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế theo quy định; trường hợp người sử dụng lao động là cơ quan hành chính, kinh phí Điều tra tai nạn lao động được bố trí trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

    Như vậy, chi phí Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ được những đối tượng nêu trên chi trả chi phí. 

    8