Khi hòa giải, đối thoại tại Tòa án các bên tham gia đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định nào?

Khi hòa giải, đối thoại tại Tòa án các bên tham gia đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định nào? Văn bản pháp luật hiện hành nào quy định chi tiết về nội dung này?

Nội dung chính

    Khi hòa giải, đối thoại tại Tòa án các bên tham gia đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định nào?

    Khoản 2 Điều 8 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 (có hiệu lực từ 01/01/2021) quy định về nghĩa vụ của các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm:

    - Tuân thủ pháp luật;

    - Tham gia hòa giải, đối thoại với tinh thần thiện chí, hợp tác để thúc đẩy quá trình hòa giải, đối thoại đạt kết quả tích cực; trình bày chính xác tình tiết, nội dung của vụ việc, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc theo yêu cầu của Hòa giải viên;

    - Chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin, tài liệu, chứng cứ mà mình cung cấp trong quá trình hòa giải, đối thoại; nếu thông tin, tài liệu, chứng cứ cung cấp là giả mạo thi kết quả hòa giải, đối thoại bị vô hiệu; trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự; nếu gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;

    - Tôn trọng Hòa giải viên và các bên có liên quan; thực hiện các yêu cầu của Hòa giải viên theo quy định của Luật này;

    - Chấp hành quy chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án;

    - Thực hiện các nội dung đã hòa giải thành, đối thoại thành.

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    31
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ