Trách nhiệm của TAND tối cao trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án được quy định ra sao?

Được biết sang năm 2021 thì Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án sẽ có hiệu lực pháp luật. Không biết TAND Tối cao có trách nhiệm thế nào trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của TAND tối cao trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án được quy định ra sao?

    Theo Khoản 1 Điều 7 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 (có hiệu lực từ 01/01/2021) trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì TAND tối cao có trách nhiệm sau đây:

    - Tổ chức, quản lý hoạt động hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật này;

    - Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại; quy định trình tự, thủ tục cấp, thu hồi và việc sử dụng thẻ Hòa giải viên;

    - Phối hợp với Chính phủ trong việc trình Quốc hội quyết định kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án;

    - Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định của pháp luật;

    - Kiểm tra việc thực hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động hòa giải, đối thoại;

    - Giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

    - Báo cáo Quốc hội về hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong báo cáo công tác hằng năm;

    - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    16
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ