Huyện Ứng Hòa đổi thành xã phường nào theo Nghị quyết 1656 sắp xếp ĐVHC cấp xã TP Hà Nội?

Chuyên viên pháp lý: Hồ Nguyễn Bảo Ngọc
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Huyện Ứng Hòa đổi thành xã phường nào theo Nghị quyết 1656 sắp xếp ĐVHC cấp xã TP Hà Nội? Đơn vị địa giới hành chính được quy định như thế nào trong Luật Đất đai hiện hành?

Nội dung chính

    Huyện Ứng Hòa đổi thành xã phường nào theo Nghị quyết 1656 sắp xếp ĐVHC cấp xã TP Hà Nội?

    Ngày 16/6/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025.

    Theo Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 năm 2025, sau sáp nhập xã phường, sắp xếp đơn vị hành chính, Thủ Đô Hà Nội có 126 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 75 xã và 51 phường.

    Trước sáp nhập tỉnh (01/7/2025), huyện Ứng Hòa hiện có 18 đơn vị hành chính gồm thị trấn Vân Đình và 17 xã: Đại Cường, Đại Hùng, Đông Lỗ, Đồng Tân, Hòa Nam, Hòa Phú, Hòa Xá, Kim Đường, Liên Bạt, Minh Đức, Phù Lưu, Phương Tú, Quảng Phú Cầu, Tảo Dương Văn, Trầm Lộng, Trung Tú, Trường Thịnh.

    Sau sáp nhập tỉnh 2025 (01/7/2025), theo quy định tại Điều 1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành 02 cấp, gồm có:

    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

    - Xã, phường, đặc khu trực thuộc cấp tỉnh (sau đây gọi chung là cấp xã).

    Vậy nên, sau sáp nhập tỉnh 2025 không còn huyện Ứng Hòa mà sẽ chia thành các phường xã. Dưới đây là danh sách huyện Ứng Hòa đổi thành xã phường sau đây theo Nghị quyết 1656 sắp xếp ĐVHC cấp xã TP Hà Nội:

    (1) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Vân Đình và các xã Cao Sơn Tiến, Phương Tú, Tảo Dương Văn thành xã mới có tên gọi là xã Vân Đình.

    (2) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Hoa Viên, Liên Bạt, Quảng Phú Cầu và Trường Thịnh thành xã mới có tên gọi là xã Ứng Thiên.

    (3) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hòa Phú và xã Thái Hòa (huyện Ứng Hòa), xã Bình Lưu Quang, xã Phù Lưu thành xã mới có tên gọi là xã Hòa Xá.

    (4) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Đại Cường, Đại Hùng, Đông Lỗ, Đồng Tân, Kim Đường, Minh Đức, Trầm Lộng và Trung Tú thành xã mới có tên gọi là xã Ứng Hòa.

    Như vậy, huyện Ứng Hòa đổi thành xã phường nào theo Nghị quyết 1656 sắp xếp ĐVHC cấp xã TP Hà Nội: xã Vân Đình, xã Ứng Thiên, xã Hòa Xá, xã Ứng Hòa.

    Huyện Ứng Hòa đổi thành xã phường nào theo Nghị quyết 1656 sắp xếp ĐVHC cấp xã TP Hà Nội?Huyện Ứng Hòa đổi thành xã phường nào theo Nghị quyết 1656 sắp xếp ĐVHC cấp xã TP Hà Nội? (Hình từ Internet)

    Đơn vị địa giới hành chính được quy định như thế nào trong Luật Đất đai hiện hành?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Đất đai 2024 về đơn vị địa giới hành chính như sau:

    - Địa giới đơn vị hành chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính thể hiện thông tin về việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó.

    - Bộ Nội vụ hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan xác định địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp dưới có liên quan xác định địa giới đơn vị hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới đơn vị hành chính trong phạm vi địa phương.

    - Phạm vi quản lý đất đai trên đất liền được xác định theo đường địa giới đơn vị hành chính của từng đơn vị hành chính theo quy định của pháp luật.

    - Trường hợp phạm vi quản lý đất đai cấp tỉnh chưa xác định được do chưa xác định được địa giới đơn vị hành chính thì Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương có liên quan lập hồ sơ trình Chính phủ.

    - Trường hợp phạm vi quản lý đất đai cấp huyện, cấp xã chưa xác định được do chưa xác định được địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp dưới có liên quan phối hợp giải quyết; trong thời gian chưa có quyết định về xác định địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai đối với khu vực chưa thống nhất. Trường hợp không thống nhất được phương án giải quyết thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ trình Chính phủ.

    - Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn việc giải quyết trường hợp chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính; tổ chức giải quyết việc chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 49 Luật Đất đai 2024

    - Bộ Nội vụ quy định về việc lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.

    Việc thành lập địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 về việc thành lập địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

    - Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    - Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;

    - Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; việc thành lập đặc khu ở hải đảo còn phải bảo đảm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên các vùng biển, hải đảo, phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, thu hút người dân sinh sống tại đặc khu và phù hợp với chủ trương của cấp có thẩm quyền;

    - Bảo đảm đoàn kết, bình đẳng các dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo thuận lợi cho Nhân dân;

    - Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    saved-content
    unsaved-content
    1