Hướng dẫn ghi phần theo dõi cấp phát và sử dụng phôi Sổ đỏ 2024

Ghi Sổ theo dõi nhận, cấp phát và sử dụng phôi Sổ đỏ 2024. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý sử dụng phôi Sổ đỏ ra sao? Trách nhiệm của văn phòng đăng ký đất đai?

Nội dung chính

    Hướng dẫn ghi phần theo dõi cấp phát và sử dụng phôi Sổ đỏ 2024

    Căn cứ theo Mẫu số 02/ĐK-GCN tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định Mẫu Sổ theo dõi nhận, cấp phát và sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sau đây được gọi là Giấy chứng nhận)

    >>> Mẫu Sổ theo dõi nhận, cấp phát và sử dụng phôi Sổ đỏ 2024 tại đây

    Theo đó, Sổ theo dõi nhận, cấp phát và sử dụng phôi Sổ đỏ có 02 phần như sau:

    - Phần theo dõi nhận phôi Sổ đỏ

    - Phần theo dõi cấp phát và sử dụng phôi Sổ đỏ

    Cụ thể theo Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư 10/2024/TT-BTNMT thì cách ghi phần theo dõi cấp phát và sử dụng phôi Sổ đỏ trong Sổ theo dõi nhận, cấp phát và sử dụng phôi Sổ đỏ như sau:

    - Cột (3): Ghi họ tên người được cấp phát để sử dụng, người báo cáo tình hình sử dụng:

    - Cột (8): Ghi số phát hành (seri) của phôi GCN khi thực hiện cấp phát cho người sử dụng, tiếp nhận lại phôi GCN hư hỏng hoặc không sử dụng hết (nếu có);

    - Khi báo cáo tình hình sử dụng phôi GCN đã nhận thì ghi số lượng phôi GCN đã sử dụng ở cột (5) mà không cần liệt kê số seri ở cột (8): trường hợp có phôi GCN bị hỏng, phôi GCN còn lại chưa sử dụng phải nộp lại thì ghi số lượng và số seri phôi GCN bị hỏng, số lượng và số seri phôi GCN chưa sử dụng được nộp lại vào các cột tương ứng tại các dòng dưới kế tiếp như ví dụ nêu trên.

    Như vậy, cách ghi phần theo dõi cấp phát và sử dụng phôi Sổ đỏ 2024 được thực hiện theo như quy định trên.

    Hướng dẫn ghi phần theo dõi cấp phát và sử dụng phôi Sổ đỏ 2024

    Hướng dẫn ghi phần theo dõi cấp phát và sử dụng phôi Sổ đỏ 2024 (Hình từ Internet)

    Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý sử dụng phôi Sổ đỏ ra sao?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm in ấn, phát hành và quản lý việc sử dụng phôi Sổ đỏ như sau:

    - Chỉ đạo việc lập và tổng hợp kế hoạch sử dụng phôi Sổ đỏ của địa phương gửi về cơ quan có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận trước ngày 31 tháng 10 hằng năm;

    - Kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ở địa phương;

    - Hằng năm tổ chức tiêu hủy phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, Giấy chứng nhận đã in hoặc viết bị hư hỏng theo quy định của pháp luật về lưu trữ;

    - Thông báo số phát hành phôi Sổ đỏ bị mất sau khi nhận được báo cáo của Văn phòng đăng ký đất đai tới cơ quan có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đăng trên cổng thông tin điện tử tại địa phương;

    - Báo cáo định kỳ tình hình tiếp nhận, quản lý, sử dụng phôi Sổ đỏ của địa phương về cơ quan có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận trước ngày 25 tháng 12 hằng năm.

    Như vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong việc in ấn, phát hành và quản lý việc sử dụng phôi Sổ đỏ theo quy định như trên.

    Trách nhiệm của văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc quản lý sử dụng phôi Sổ đỏ?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 30 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm in ấn, phát hành và quản lý việc sử dụng phôi Sổ đỏ như sau:

    - Lập kế hoạch sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 20 tháng 10 hằng năm;

    - Tiếp nhận, cấp phát, điều chuyển phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các cơ quan thực hiện in Giấy chứng nhận theo quy định; quản lý, theo dõi việc nhận, cấp phát, điều chuyển sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã phát hành về địa phương;

    - Thường xuyên tự kiểm tra việc quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, bảo đảm thống nhất giữa số lượng tiếp nhận và số lượng đang theo dõi, quản lý;

    - Hằng năm tập hợp các phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, Giấy chứng nhận đã in hoặc viết bị hư hỏng gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức tiêu hủy;

    - Trường hợp phát hiện phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất bị mất thì báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường;

    - Báo cáo tình hình tiếp nhận, quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất về Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ 06 tháng trước ngày 20 tháng 6 và định kỳ hằng năm trước ngày 20 tháng 12;

    - Báo cáo về số phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã nhận, số phôi đã sử dụng và chưa sử dụng tới cơ quan có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận khi tiếp nhận phôi Giấy chứng nhận.

    Như vậy, văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong việc in ấn, phát hành và quản lý việc sử dụng phôi Sổ đỏ theo quy định như trên.

    19