Hướng dẫn cách tích hợp mã số thuế cá nhân qua ứng dụng VNeID
Nội dung chính
Hướng dẫn cách tích hợp mã số thuế cá nhân qua ứng dụng VNeID
Để tích hợp mã số thuế cá nhân vào VNeID có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Đăng nhập tài khoản định danh điện tử mức 2 trên VNeID
Nếu ứng dụng VNeID trên điện thoại đang là phiên bản cũ, chưa có mục “Thông tin thuế” thì cần phải cập nhật ứng dụng VNeID trên điện thoại lên phiên bản mới nhất thông qua App Store hoặc Google Play.
Sau khi cập nhật, mở ứng dụng lên để thực hiện thêm các bước thao tác tiếp theo.
Bước 2: Ngay tại giao diện chính của VNeID, chọn mục Ví giấy tờ >> Lướt xuống chọ mục Thông tin Thuế.
Bước 3: Tick chọn vào ô xác nhận “Tôi muốn tích hợp thông tin thuế vào tài khoản định danh điện tử” và nhấn Gửi yêu cầu
Sau đó chờ hệ thống xác nhận có thể sẽ mất thời gian vài ngày.
Bước 4: Khi Tổng cục Thuế xác thực yêu cầu của bạn thành công, người dùng sẽ được thông báo trong ứng dụng VNeID.
Các thông tin liên quan như mã số thuế, ngày cấp, ngày hết hiệu lực, phân loại, cơ quan thuế quản lý sẽ hiển thị trên màn hình của bạn.
Khi mã số thuế đã được tích hợp vào VNeID, người dùng có thể dễ dàng truy cập thông tin thuế một cách an toàn và bảo mật.
Hướng dẫn cách tích hợp mã số thuế cá nhân qua ứng dụng VNeID (Hình từ Internet)
Hướng dẫn kích hoạt định danh điện tử mức 2? Tài khoản định danh điện tử mức 2 được kích hoạt như thế nào?
Hiện nay, công dân không thể tự đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 2 tại nhà mà cần đến trực tiếp cơ quan công an để thực hiện thủ tục này. Việc đăng ký có thể được tiến hành đồng thời khi làm thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip.
Sau khi hoàn tất việc đăng ký tại cơ quan công an, công dân có thể tự kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 2 trên ứng dụng VNeID theo các bước sau:
Bước 1: Mở ứng dụng VNeID trên điện thoại và chọn “Kích hoạt tài khoản định danh điện tử”.
Bước 2: Nhập số định danh cá nhân (chính là số trên CCCD gắn chip) cùng số điện thoại đã dùng để đăng ký, sau đó nhấn “Gửi yêu cầu”.
Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đăng ký để xác nhận.
Bước 4: Thiết lập mật khẩu theo yêu cầu (bao gồm từ 8 đến 20 ký tự, phải có chữ hoa, chữ thường, chữ số và ít nhất một ký tự đặc biệt như ! @ # $ ^ * ( ) –).
Bước 5: Cài đặt mã passcode gồm 6 chữ số từ 0 đến 9.
Bước 6: Chọn và thiết lập câu hỏi bảo mật, giúp xác minh danh tính trong trường hợp cần khôi phục hoặc bảo vệ tài khoản. Người dùng cần ghi nhớ câu trả lời để sử dụng khi cần.
Bước 7: Hoàn tất kích hoạt và kiểm tra thông báo xác nhận thành công trên ứng dụng.
Sau khi tài khoản được kích hoạt, công dân có thể sử dụng các tiện ích của VNeID để thực hiện các giao dịch điện tử một cách an toàn và thuận tiện hơn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 69/2024/NĐ-CP như sau:
Điều 14. Kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử
1. Chủ thể danh tính điện tử thực hiện kích hoạt tài khoản định danh điện tử của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên Ứng dụng định danh quốc gia trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả cấp tài khoản định danh điện tử. Sau 07 ngày, nếu tài khoản định danh điện tử không được kích hoạt, chủ thể danh tính điện tử liên hệ với cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông qua tổng đài tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu về định danh và xác thực điện tử để thực hiện việc kích hoạt tài khoản định danh điện tử.
2. Người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện sử dụng tài khoản định danh điện tử phải được sự đồng ý, xác nhận của người đại diện, người giám hộ thông qua Ứng dụng định danh quốc gia. Người đại diện, người giám hộ sử dụng tài khoản định danh điện tử của người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện để thực hiện các giao dịch và các hoạt động khác phục vụ quyền và lợi ích của họ.
3. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử, dịch vụ xác thực điện tử có giá trị pháp lý để khẳng định, chứng minh chủ thể danh tính điện tử đã thực hiện và chấp thuận đối với giao dịch.
4. Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thực hiện kết nối, chia sẻ, xác thực dữ liệu để chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử ở các quốc gia khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.
Theo đó, sau khi hoàn tất đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 2 tại cơ quan công an, công dân cần tiến hành kích hoạt tài khoản theo các bước trên. Thời gian kích hoạt phải thực hiện trong vòng 07 ngày, tính từ thời điểm nhận được thông báo cấp tài khoản định danh điện tử qua tin nhắn gửi đến số điện thoại đã đăng ký.
Nếu quá thời hạn 07 ngày mà tài khoản chưa được kích hoạt, chủ tài khoản cần liên hệ với cơ quan phụ trách định danh và xác thực điện tử. Việc này có thể thực hiện thông qua tổng đài hỗ trợ, nơi tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu liên quan đến định danh điện tử để được hướng dẫn thực hiện kích hoạt tài khoản.
Thuế chuyển nhượng bất động sản 2025 là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định thuế chuyển nhượng bất động sản 2025 như sau:
Điều 3. Thu nhập chịu thuế
...
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai;
b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai;
c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;
d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức;
Thu nhập chịu thuế tại khoản này bao gồm cả khoản thu nhập từ việc ủy quyền quản lý bất động sản mà người được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có quyền như người sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, theo Điều 22 Nghị định 65/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 12 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP), thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng