Hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu thì giá tính thuế giá trị gia tăng là gì?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu thì giá tính thuế GTGT là gì? Thời điểm xác định thuế GTGT đối hoạt động xây dựng, lắp đặt do ai quy định?

Nội dung chính

Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu thì giá tính thuế giá trị gia tăng là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 quy định như sau:

Điều 7. Giá tính thuế
1. Giá tính thuế được quy định như sau:
[...]
d) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho thời hạn thuê thì giá tính thuế là số tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;
đ) Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm;
e) Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng;
g) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị;
[...]

Như vậy, giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt được xác định là giá trị công trình, hạng mục công trình hoặc phần công việc thực hiện bàn giao, chưa có thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là phần giá trị xây dựng, lắp đặt, không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị do bên thuê (chủ đầu tư) cung cấp.

Hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu thì giá tính thuế giá trị gia tăng là gì?

Hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu thì giá tính thuế giá trị gia tăng là gì? (Hình từ Internet)

Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối hoạt động xây dựng, lắp đặt do ai quy định?

Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 quy định như sau:

Điều 8. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng
1. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
a) Đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;
b) Đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây do Chính phủ quy định:
a) Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu;
b) Dịch vụ viễn thông;
c) Dịch vụ kinh doanh bảo hiểm;
d) Hoạt động cung cấp điện, hoạt động sản xuất điện, nước sạch;
đ) Hoạt động kinh doanh bất động sản;
e) Hoạt động xây dựng, lắp đặt và hoạt động dầu khí.

Theo đó, Chính phủ quy định thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối hoạt động xây dựng, lắp đặt.

Hoạt động xây dựng bao gồm các loại công việc thi công xây dựng gì?

Căn cứ tiết 1.1.2 tiểu mục 1.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định như sau:

1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh
1.1.1 Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về kỹ thuật và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình cho người ở công trường xây dựng và khu vực lân cận công trường xây dựng.
1.1.2 Quy chuẩn này áp dụng đối với các hoạt động xây dựng sau:
1.1.2.1 Các loại công việc thi công xây dựng liên quan đến đào, đắp đất đá, xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng, bảo trì công trình xây dựng, tháo dỡ, phá dỡ đối với:
a) Nhà, kết cấu dạng nhà;
b) Công trình hoặc kết cấu khác, bao gồm: Cầu, đường, hầm; cột, trụ, tháp; bể chứa, silô; tường chắn, đê, đập, kè; kết cấu dạng đường ống và các dạng kết cấu khác được sử dụng cho mục đích dân dụng, sản xuất công nghiệp, cung cấp các tiện ích hạ tầng kỹ thuật, phục vụ giao thông vận tải, phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, sử dụng để bảo vệ trước các tác động cực đoan của thiên nhiên, làm các kết cấu tạm phục vụ thi công và các mục đích khác.
1.1.2.2 Sản xuất, chế tạo, lắp đặt và tháo dỡ các cấu kiện, kết cấu tiền chế ở công trường.
1.1.2.3 Các hoạt động xây dựng khác, bao gồm: Khảo sát, quan trắc; thiết kế, thẩm tra thiết kế; lập và kiểm tra kế hoạch tổng hợp về an toàn có liên quan đến các công việc quy định tại 1.1.2.1 và 1.1.2.2.
1.1.3 Quy chuẩn này không áp dụng cho thi công lắp đặt giàn khoan dầu khí và các kết cấu khác sử dụng cho ngành dầu khí ở biển và thềm lục địa.
[...]

Như vậy, hoạt động xây dựng bao gồm các loại công việc thi công xây dựng liên quan đến đào, đắp đất đá, xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng và bảo trì công trình xây dựng, tháo dỡ và phá dỡ công trình đối với:

- Nhà và các kết cấu dạng nhà.

- Công trình hoặc kết cấu khác: Bao gồm cầu, đường, hầm; các dạng công trình kỹ thuật như trụ, cột, tháp; bể chứa, silô; tường chắn, đê, đập, kè; đường ống và kết cấu tương tự phục vụ các mục đích như:

- Dân dụng và công nghiệp.

- Giao thông vận tải và nông nghiệp.

- Hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ thiên nhiên.

saved-content
unsaved-content
1