Hoạt động, sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường sắt được quy định như thế nào?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Mai Bảo Ngọc
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Hoạt động, sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường sắt được quy định như thế nào?

Nội dung chính

Hoạt động, sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường sắt được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định hoạt động, sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường sắt như sau:

(1) Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Tập kết tạm vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ thi công công trình đường sắt nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến tầm nhìn cho người tham gia giao thông, an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ;

- Xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội trong vùng kiểm soát xây dựng công trình khác của công trình hầm đường sắt trong khu vực đô thị theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 56/2018/NĐ-CP này nếu không thể bố trí công trình này nằm ngoài phạm vi bảo vệ công trình hầm đường sắt trong khu vực đô thị.

+ Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình thiết yếu phải có giải pháp kỹ thuật để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, tuổi thọ, bảo đảm an toàn công trình và an toàn giao thông vận tải đường sắt và phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật trước khi thực hiện.

(2) Đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt được tạm thời sử dụng vào các mục đích nông nghiệp, được trồng cây thấp dưới 1,5 mét nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn, ổn định công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt trong quá trình khai thác.

(3) Trong khu vực ga, nhà ga đường sắt, việc lắp đặt biển quảng cáo thương mại, biển tuyên truyền an toàn giao thông phải tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo và không làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường sắt, an toàn chạy tàu.

(4) Không được sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường sắt trong các trường hợp sau:

- Xây dựng các công trình kiến trúc, trồng cây che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt;

- Xây dựng các công trình không liên quan đến công trình hầm đường sắt trong khu vực đô thị trong vùng không được xây dựng công trình khác quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 56/2018/NĐ-CP.

Hoạt động, sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường sắt được quy định như thế nào?

Hoạt động, sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường sắt được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 18 Luật Đường sắt 2025 quy định quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt cụ thể như sau:

(1) Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt:

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành đường sắt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về hoạt động đường sắt;

- Xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới đường sắt, quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt và quy hoạch khác có liên quan; xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch và chính sách phát triển đường sắt;

- Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt;

- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động vận tải đường sắt, hoạt động điều hành giao thông vận tải đường sắt và phương tiện giao thông đường sắt;

- Kiểm tra công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động đường sắt;

- Hợp tác quốc tế trong hoạt động đường sắt;

- Quản lý giá, phí và lệ phí trong hoạt động đường sắt;

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đường sắt.

(2) Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động đường sắt:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt;

- Bộ Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt;

- Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt tại địa phương.

Tuyến đường sắt, ga đường sắt được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 15 Luật Đường sắt 2025 quy định tuyến đường sắt, ga đường sắt cụ thể như sau:

(1) Tuyến đường sắt là một hoặc nhiều khu đoạn liên tiếp tính từ ga đường sắt đầu tiên đến ga đường sắt cuối cùng.

- Tuyến đường sắt phải bảo đảm phù hợp quy hoạch đường sắt quy định tại Điều 19 Luật Đường sắt 2025, bảo đảm an toàn kỹ thuật, kết nối hiệu quả với các phương thức vận tải khác.

- Việc đặt tên, đưa vào khai thác, dừng khai thác, tháo dỡ tuyến đường sắt do người có thẩm quyền quyết định.

(2) Phân loại ga đường sắt:

- Ga đường sắt được phân loại theo công năng sử dụng gồm: ga hành khách, ga hàng hóa, ga kỹ thuật và ga hỗn hợp;

- Ga đường sắt được phân loại theo tính chất kết nối vận tải gồm: ga liên vận quốc tế, ga biên giới, ga đầu mối, ga trong đô thị.

(3) Cấp kỹ thuật ga đường sắt:

- Ga đường sắt được phân thành các cấp kỹ thuật khác nhau gồm: nhà ga, quảng trường, kho, bãi hàng, ke ga, tường rào, khu dịch vụ phục vụ đón khách, trả khách, phòng chờ, quầy bán vé, khu dịch vụ ăn uống, vệ sinh công cộng, trang thiết bị cần thiết và công trình khác có liên quan đến hoạt động đường sắt;

- Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết khoản này.

(4) Các tỉnh, thành phố có đường sắt quốc gia đi qua phải bố trí ga hành khách tại khu vực trung tâm hoặc vị trí thuận lợi để tiếp cận và kết nối các phương thức vận tải khác.

(5) Tại ga đường sắt biên giới, ga liên vận quốc tế, ga trên đường sắt quốc gia nằm tại trung tâm các tỉnh, thành phố phải bố trí nơi làm việc cho cơ quan quản lý nhà nước có liên quan hoạt động thường xuyên.

(6) Ga biên giới, ga liên vận quốc tế phải có nơi làm việc, lưu trú cho nhân viên đường sắt của nước láng giềng làm nhiệm vụ; bố trí không gian để đặt trang thiết bị kỹ thuật cần thiết liên quan đến xuất, nhập cảnh, kiểm dịch y tế, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

(7) Tại ga đường sắt phải bố trí điểm đón, trả khách của xe buýt, phương tiện vận tải ô tô; tại ga được phép xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ thương mại, văn phòng, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng.

(8) Chính phủ quy định việc đặt tên, đưa vào khai thác, dừng khai thác, tháo dỡ tuyến đường sắt, ga đường sắt.

saved-content
unsaved-content
1