Hộ gia đình mua bán và phân loại phế liệu đóng những loại thuế nào?

Tôi đang có ý định mở xưởng sản xuất hộ gia đình, tôi có cần phải đăng ký kinh doanh không? Loại hình sản xuất của tôi là thu mua, phân loại phế liệu nhựa. Vậy tôi cần đóng những loại thuế nào?

Nội dung chính

    Theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định khi bạn thành lập hộ gia đình thì bạn bắt buộc phải đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

    Các thuế và lệ phí mà hộ gia đình cần đóng.

    *Lệ phí môn bài .

    Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, mức đóng lệ phí môn bài đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh như sau:

    Mức thu nhập

    Mức đóng

            Từ 500 triệu đồng/năm

    1.000.000 đồng/năm

            Từ 300 đến 500 triệu đồng/năm

    500.000 đồng/năm

            Từ 100 đến 300 triệu đồng/năm

    300.000 đồng/năm.

    Lưu ý: Theo Điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12).

    *Thuế thu nhập cá nhân.

    Hộ kinh doanh có thu nhập trên 100 triệu phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

    Theo Khoản 4 Điều 2 Luật về thuế sửa đổi 2014 thuế suất đối với thu nhập từ mua bán và phân loại phế liệu là 1%

    Cách tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất

    *Thuế GTGT

    Theo Điều 3 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 thì hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT.

    Căn cứ, hành vi mua bán, phân loại phế liệu không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Vậy nên, hộ gia đình kinh doanh phế liệu phải chịu thuế GTGT theo quy định.

    Thuế GTGT = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất.

    Lưu ý: Thuế suất mà hộ gia đình mua bán phân loại phế liệu là 10%.

    Trân trọng!

    1