Hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ cho doanh nghiệp nhà nước quản lý được thực hiện như thế nào?

Hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ cho doanh nghiệp nhà nước quản lý được thực hiện như thế nào? Đối tượng nào được giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý?

Nội dung chính

    Hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ cho doanh nghiệp nhà nước quản lý được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Đối tượng và hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ
    ...
    3. Hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ:
    a) Giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo hình thức ghi tăng tài sản cho đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này (sau đây gọi là đơn vị), Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm b khoản 2 Điều này (sau đây gọi là cơ quan);
    b) Giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý theo hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp để thực hiện việc kinh doanh chợ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
    c) Giao cho cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ để lập phương án khai thác trong trường hợp tài sản đã giao cho đơn vị sự nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng thực tế việc quản lý, sử dụng và khai thác không hiệu quả.

    Như vậy, hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ cho doanh nghiệp nhà nước quản lý được thực hiện thông qua việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp để doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh chợ, tuân theo các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước, cũng như các quy định liên quan đến pháp luật về doanh nghiệp.

    Hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ cho doanh nghiệp nhà nước quản lý được thực hiện như thế nào?Hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ cho doanh nghiệp nhà nước quản lý được thực hiện như thế nào? ( Hình ảnh từ Internet)

    Đối tượng nào được giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Đối tượng và hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ
    1. Đối tượng được giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý:
    a) Đơn vị sự nghiệp công lập;
    b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là doanh nghiệp nhà nước);
    c) Cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp tỉnh.
    2. Đối tượng được giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý:
    a) Đơn vị sự nghiệp công lập;
    b) Ủy ban nhân dân cấp xã;
    c) Cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp huyện

    Theo như quy định trên thì đối tượng được giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý bao gồm:

    - Đơn vị sự nghiệp công lập.

    - Ủy ban nhân dân cấp xã.

    - Cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp huyện.

    Việc quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng chợ sau khi tiếp nhận được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Thẩm quyền quyết định; trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý
    ...
    4. Sau khi tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng chợ, việc quản lý, sử dụng tài sản được thực hiện như sau:
    a) Đối với trường hợp giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo hình thức đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và các quy định sau đây:
    Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng chợ phải bảo đảm quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ giao cho doanh nghiệp quản lý;
    Không được sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng chợ để thế chấp, cầm cố hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác;
    Không được chuyển đổi công năng gắn với chuyển mục đích sử dụng đất;
    Đối với công trình chợ không còn nhu cầu sử dụng vào mục đích chợ mà doanh nghiệp tự nguyện trả lại đất gắn liền với công trình đó cho địa phương thì việc bồi thường, hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai;
    Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại Nghị định này;
    Hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đất đai, thực hiện quản lý, sử dụng đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.
    b) Đối với tài sản được giao cho cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ hoặc đơn vị sự nghiệp công lập quản lý thì việc quản lý sử dụng và khai thác thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Cơ quan, đơn vị được giao tài sản có trách nhiệm thực hiện quản lý, sử dụng đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan

    Như vậy, sau khi tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng chợ, việc quản lý, sử dụng tài sản được thực hiện như sau:

    (1) Đối với doanh nghiệp nhà nước đầu tư vốn Nhà nước:

    - Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý vốn nhà nước, doanh nghiệp và các quy định liên quan.

    - Bảo đảm quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản.

    - Không được thế chấp, cầm cố hoặc sử dụng tài sản để bảo đảm nghĩa vụ dân sự.

    - Không được chuyển đổi công năng hoặc mục đích sử dụng đất.

    - Nếu doanh nghiệp tự nguyện trả lại đất gắn liền với công trình chợ, việc bồi thường, hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

    - Cần thực hiện chế độ báo cáo về quản lý, sử dụng tài sản và hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đất đai.

    (2) Đối với cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị sự nghiệp công lập:

    - Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản theo quy định tại Nghị định này.

    - Cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thực hiện quản lý, sử dụng đất gắn với tài sản theo quy định của pháp luật về đất đai và các pháp luật có liên quan.

    12