Hành vi phân biệt đối xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa đối tượng bảo hiểm phi nhân thọ xử phạt ra sao?

Hành vi phân biệt đối xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa đối tượng bảo hiểm phi nhân thọ xử phạt ra sao? Các hình thức xử phạt đối với hành vi này là gì?

Nội dung chính

    Hành vi phân biệt đối xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa đối tượng bảo hiểm phi nhân thọ xử phạt ra sao?

    Xử phạt đối với hành vi phân biệt đối xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa các đối tượng bảo hiểm phi nhân thọ được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 16 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số như sau:

    Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

    - Phân biệt đối xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa các đối tượng bảo hiểm có cùng mức độ rủi ro.

    Ngoài ra, thông tin thêm đến bạn về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng mua bán bảo hiểm. Về đánh giá mức độ rủi ro, các doanh nghiệp bảo hiểm thông thường sẽ dựa trên 2 tiêu chí sau:

    - Tần suất xuất hiện rủi ro: là số lần có thể xảy ra rủi ro trong một khoảng thời gian nhất định hay là khoảng cách thời gian trung bình giữa các lần rủi ro xuất hiện. Ví dụ, cứ 30 năm xuất hiện một đợt lũ mấp mé đê sông Hồng tại Hà Nội. Như vậy tần suất xuất hiện rủi ro là cứ 100 năm thì có trên 3 lần xuất hiện lũ lớn mấp mé đê sông Hồng. Nếu khoảng thời gian xem xét càng dài thì rủi ro xảy ra càng nhiều.

    - Mức độ nghiêm trọng của rủi ro hay tính khốc liệt của tổn thất. Tổn thất là hậu quả của rủi ro. Đối tượng chịu ảnh hưởng của rủi ro khác nhau thì tổn thất gây ra cũng khác nhau.

    Trên đây là quy định về xử phạt đối với hành vi phân biệt đối xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa các đối tượng bảo hiểm phi nhân thọ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 98/2013/NĐ-CP.

    7