Hải Quân nhân dân Việt Nam được thành lập vào thời gian nào? Luật Quân đội nhân dân Việt Nam mới nhất là luật nào?
Nội dung chính
Hải Quân nhân dân Việt Nam được thành lập vào thời gian nào? Luật Quân đội nhân dân Việt Nam mới nhất là luật nào?
Sau chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, với đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hòa bình được lập lại trên toàn Đông Dương.
Tuy nhiên, đất nước ta vẫn tạm thời bị chia cắt thành hai miền: miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bước vào con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong khi miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ để giải phóng dân tộc.
Để bảo vệ chủ quyền và quản lý hiệu quả vùng bờ biển miền Bắc dài trên 800 km từ Móng Cái đến vĩ tuyến 17, ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng đã ban hành Nghị định 284/NĐ-A, thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, tiền thân của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Ngày 7 tháng 5 năm 1955 trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Như vậy, Hải Quân nhân dân Việt Nam được thành lập vào ngày 07/5/1955.
Luật Quân đội nhân dân Việt Nam mới nhất là Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999.
Tuy nhiên, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 đã được sửa đổi, bổ sung bởi các luật sau:
(1) Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2008.
(2) Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2014.
(3) Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2024.
Hải Quân nhân dân Việt Nam được thành lập vào thời gian nào? Luật Quân đội nhân dân Việt Nam mới nhất là luật nào? (Ảnh từ Internet)
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan bao gồm bao nhiêu cấp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 như sau:
Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:
1. Cấp Uý có bốn bậc:
Thiếu uý;
Trung uý;
Thượng uý;
Đại uý.
2. Cấp Tá có bốn bậc:
Thiếu tá;
Trung tá;
Thượng tá;
Đại tá.
3. Cấp Tướng có bốn bậc:
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
Đại tướng.
Như vậy, đối với hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan sẽ bao gồm 3 cấp: cấp úy, cấp tá và cấp tướng trong đó bao gồm 12 bậc theo quy định trên.
Tiêu chuẩn của sĩ quan 2025 là gì?
Theo quy định tại Điều 12 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bổ sung bởi điểm a khoản 15 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2024 như sau:
Tiêu chuẩn của sĩ quan
1. Tiêu chuẩn chung:
a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ, chức danh của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.
Như vậy, đối với Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam phải có tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị, trung thành, tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, còn phải đáp ứng về tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức,trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ, có kiến thức, lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.