File Mẫu xin cải tạo đất trồng cây lâu năm mới nhất 2025

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Hoàng Nam
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
File Mẫu xin cải tạo đất trồng cây lâu năm mới nhất 2025? Trình tự, thủ tục xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân khi hết thời hạn sử dụng đất như thế nào?

Nội dung chính

File Mẫu xin cải tạo đất trồng cây lâu năm mới nhất 2025

File Mẫu xin cải tạo đất trồng cây lâu năm mới nhất 2025

Tham khảo các mẫu đơn xin cải tạo đất trồng cây lâu năm 2025 dưới đây:

(1) Mẫu 01

> File mẫu 01 tại đây

(2) Mẫu 02:

> File mẫu 02 tại đây

Trên đây là File Mẫu xin cải tạo đất trồng cây lâu năm mới nhất 2025

File Mẫu xin cải tạo đất trồng cây lâu năm mới nhất 2025

File Mẫu xin cải tạo đất trồng cây lâu năm mới nhất 2025 (Hình từ Internet)

Đất trồng cây lâu năm là đất gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Đất đai 2024:

Điều 4. Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất nông nghiệp
1. Đất trồng cây hằng năm là đất trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một năm, kể cả cây hằng năm được lưu gốc. Đất trồng cây hằng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác, cụ thể như sau:
a) Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại, trong đó đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ 02 vụ lúa trở lên;
b) Đất trồng cây hằng năm khác là đất trồng các cây hằng năm không phải là trồng lúa.
2. Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng trong nhiều năm và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.
...

Như vậy, đất trồng cây lâu năm (thuộc nhóm đất nông nghiệp) là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng trong nhiều năm và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.

Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là bao gồm những ai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 102/2024/NĐ-CP:

Theo đó, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là cá nhân đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp mà có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó, trừ các trường hợp sau đây:

- Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan tại ngũ, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

- Người hưởng lương hưu;

- Người nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

- Người lao động có hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Trình tự, thủ tục xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân khi hết thời hạn sử dụng đất như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 65 Nghị định 102/2024/NĐ-CP:

Theo đó, người sử dụng đất nông nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 172 và khoản 1 Điều 174 Luật Đất đai 2024 có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên giấy chứng nhận đã cấp thì thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

- Người sử dụng đất nộp văn bản đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và giấy chứng nhận đã cấp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 102/2024/NĐ-CP.

Trường hợp người sử dụng đất nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ; xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 172 Luật Đất đai 2024 vào giấy chứng nhận đã cấp hoặc cấp mới Giấy chứng nhận nếu người sử dụng đất có nhu cầu; cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính; trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc chuyển cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trả cho người sử dụng đất.

- Thời hạn thực hiện thủ tục quy định tại Điều 65 Nghị định 102/2024/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng không quá 07 ngày làm việc.

Tích tụ đất nông nghiệp được thực hiện thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 78 Nghị định 102/2024/NĐ-CP:

Theo đó, (1) tổ chức kinh tế thực hiện tích tụ đất nông nghiệp thông qua các phương thức sau đây:

- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp;

- Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp;

- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp và nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

(2) Tổ chức kinh tế thực hiện tích tụ đất nông nghiệp thông qua phương thức quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 78 Nghị định 102/2024/NĐ-CP phải lập phương án sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 45 Luật Đất đai 2024 gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được phương án sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản chấp thuận, trường hợp không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(3) Sau khi phương án sử dụng đất nông nghiệp được phê duyệt, tổ chức kinh tế thực hiện việc thỏa thuận với người sử dụng đất để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp; việc đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai.

(4) Trường hợp tổ chức nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà giải thể, phá sản thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản.

saved-content
unsaved-content
59