Đường Vành đai 2 5 đi qua đâu? Thu hồi đất để thực hiện dự án Vành đai 2 5?
Nội dung chính
Đường Vành đai 2 5 đi qua đâu? Thu hồi đất để thực hiện dự án Vành đai 2 5?
Đường Vành đai 2 5 (đoạn từ đường Nguyễn Trãi đến Đầm Hồng) trên địa bàn 4 phường: Thượng Đình, Hạ Đình, Khương Trung và Khương Đình là dự án nằm giữa tuyến đường vành đai 2 và tuyến đường vành đai 3:
- Tuyến đường Vành đai 2: Tuyến đường nội đô khép kín: Cầu Vĩnh Tuy - Minh Khai - Trường Chinh - Láng - Cầu Giấy - Võ Chí Công - Gia Lâm - Cầu Vĩnh Tuy
- Tuyến đường Vành đai 3: Võ Văn Kiệt - Quốc lộ 1A mới
Ngày 20/11/2023, dự án đầu tư xây dựng đường Vanh đai 2,5 được UBND TP Hà Nội phê duyệt theo Quyết định số 5908/QĐ-UBND phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 2,5 đoạn từ Nguyễn Trãi (Quốc lộ 6) đến Đầm Hồng.
Vành đai 2 5 là dự án tuyến đường vành đai trọng điểm được TP Hà Nội chỉ đạo phải hoàn thiện trước năm 2030. Quy hoạch chi tiết đường vành đai 2.5 đã được phê duyệt và công bố.
Thông tin dự án đường Vành đai 2 5: Đường Vành đai 2 5 đi qua đâu?
- Tổng chiều dài khoảng 1,5km, điểm đầu kết nối với đường Nguyễn Trãi (phường Thượng Đình), điểm cuối tại Đầm Hồng (phường Khương Đình).
- Tuyến đường có mặt cắt ngang 40m, bề rộng mặt đường 22,5m; bề rộng vỉa hè 14,5m; bề rộng dải phân cách giữa 3m.
- Vành đai 2 5 là dự án nhóm A, tổng mức đầu tư gần 2.600 tỉ đồng, do UBND quận Thanh Xuân làm chủ đầu tư.
- Thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn năm 2022 - 2026.
Theo quy hoạch, đường vành đai 2 5 sẽ bắt đầu từ Khu đô thị Tây Hồ Tây, đi qua đường Nguyễn Văn Huyên - đường Dương Đình Nghệ - Trung Kính - Hoàng Đạo Thúy - đường trục Khu đô thị Khương Đình - Khu đô thị Định Công - Kim Đồng - Tân Mai - Đền Lừ.
Thu hồi đất để thực hiện dự án Vành đai 2 5?
Để triển khai dự án Vành đai 2 5, quận Thanh Xuân sẽ tiến hành thu hồi, giải phóng mặt bằng 60.902,1m2 đất. Đến nay, quận Thanh Xuân đã hoàn thành công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất đai, tài sản gắn liền với đất đối với 704/704 trường hợp (687 hộ dân và 17 tổ chức).
Đường Vành đai 2 5 đi qua đâu? Thu hồi đất để thực hiện dự án Vành đai 2 5? (Hình từ Internet)
Trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường tài sản gắn liền với đất?
Theo Điều 105 Luật Đất đai 2024 quy định các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi như sau:
Điều 105. Trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất
1. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5 và 8 Điều 81, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 82 của Luật này.
2. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập trong thời hạn hiệu lực của thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này.
3. Tài sản gắn liền với đất là phần công trình xây dựng theo giấy phép xây dựng có thời hạn theo pháp luật về xây dựng mà đến thời điểm thu hồi đất giấy phép đã hết thời hạn.
Chủ sở hữu tài sản quy định tại khoản này được hỗ trợ để tháo dỡ, phá dỡ, di dời.
4. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác mà chủ sở hữu công trình xác định không còn nhu cầu sử dụng trước thời điểm có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, quy định trên đã nêu rõ các trường hợp người sử dụng không được bồi thường đất, tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất. Người sử dụng đất trong những trường hợp này cần lưu ý về quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho đất bị thu hồi có phải đảm bảo dân chủ?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 91 Luật Đất đai 2024 quy định việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người sử dụng đất có đất bị thu hồi phải bảo đảm điều kiện như sau:
Điều 91. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
1. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời và đúng quy định của pháp luật; vì lợi ích chung, sự phát triển bền vững, văn minh và hiện đại của cộng đồng, của địa phương; quan tâm đến đối tượng chính sách xã hội, đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
[...]
Như vậy, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho đất bị thu hồi phải đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời và đúng quy định của pháp luật; vì lợi ích chung, sự phát triển bền vững, văn minh và hiện đại của cộng đồng, của địa phương; quan tâm đến đối tượng chính sách xã hội, đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp.