Dưỡng sức sau ốm đau và điều trị bệnh dài ngày hiện nay được thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
Dưỡng sức sau ốm đau và điều trị bệnh dài ngày hiện nay được thực hiện như thế nào?
- Theo Công Văn 3606/BHXH-CSXH ngày 22/10/2008 của BHXH VN điểm a mục 1 hướng dẫn việc trường hợp NLĐ mắc bệnh cần chữa trị dài ngày. Người lao động sau khi hết thời gian nghỉ ốm theo quy định nhưng chưa trở lại làm việc do phải tiếp tục điều trị, sau khi trở lại làm việc mà sức khỏe yếu thì được giải quyết chế độ dưỡng sức theo quy định và khi giải quyết chế độ DSPHSK sẽ căn cứ vào chứng từ cuối cùng của đợt điều trị, nghĩa là chứng từ nghỉ bệnh phải liên tục (trong trường hợp này thì chứng từ liên tục là từ 01/02/2015 – 15/5/2015) thì ngày nghỉ dưỡng sức sẽ tính từ ngày 16/5/2015.
- Nến NLĐ vừa có phẫu thuật vừa điều trị dài ngày thì được nghỉ DSPHSK ở mức cao nhất là 10 ngày ( theo quy định về số ngày nghỉ DSPHSK là 5 ngày, 7 ngày, 10 ngày)
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 “ … Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
- Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
- Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:
+ Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
+ Tối đa 7 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
+ Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.