Dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp phải bảo đảm có các khu chức năng nào?
Nội dung chính
Dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp phải bảo đảm có các khu chức năng nào?
Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 95 Luật Nhà ở 2023 về loại dự án và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp quy định như sau:
Loại dự án và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
1. Dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp là loại dự án đầu tư xây dựng mới 01 công trình hoặc 01 cụm công trình nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp.
2. Dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch xây dựng khu công nghiệp;
b) Đáp ứng nhu cầu về diện tích nhà ở cho công nhân trong khu công nghiệp được xác định trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh;
c) Bảo đảm đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đủ các khu chức năng và không gian phục vụ nhu cầu lưu trú bao gồm: y tế, sinh hoạt văn hóa, sân chơi, thể dục, thể thao, dịch vụ, thương mại và tiện ích công cộng;
d) Có hàng rào, lối đi riêng với các khu sản xuất trong khu công nghiệp, bảo đảm an ninh, an toàn;
đ) Đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
...
Như vậy, một trong những yêu cầu đáp ứng của Dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp là bảo đảm đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đủ các khu chức năng và không gian phục vụ nhu cầu lưu trú bao gồm: y tế, sinh hoạt văn hóa, sân chơi, thể dục, thể thao, dịch vụ, thương mại và tiện ích công cộng.
Dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp có cần thực hiện đánh giá tác động môi trường không? (Hình từ Internet)
Có được chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà lưu trú công nhân không?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 100 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:
Nguyên tắc cho thuê và quản lý vận hành nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp
1. Nguyên tắc cho thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp bao gồm:
a) Cá nhân là công nhân trong khu công nghiệp chỉ được thuê 01 nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp trong cùng thời điểm và không được cho thuê lại hoặc chuyển nhượng hợp đồng thuê;
...
Theo đó, nguyên tắc cho thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp là công nhân chỉ được thuê 01 nhà lưu trú trong khu công nghiệp trong cùng một thời điểm và không được cho thuê lại hoặc chuyển nhượng hợp đồng thuê.
Do đó, không được phép chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà lưu trú công nhân cho người khác. Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch và đúng đối tượng được thuê nhà, tránh tình trạng cho thuê lại để thu lợi cá nhân.
Đảm bảo an toàn về môi trường đối với nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp như thế nào?
Căn cứ Điều 59 Nghị định 100/2024/NĐ-CP về đảm bảo an toàn về môi trường quy định như sau:
Đảm bảo an toàn về môi trường
Nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp phải đảm bảo an toàn về môi trường theo các quy định sau:
1. Khoảng cách an toàn về môi trường của nhà lưu trú phải tuân thủ pháp luật về môi trường, pháp luật về xây dựng bảo đảm an toàn cho công trình và được xác định đồng bộ khi đánh giá tác động môi trường của khu công nghiệp.
2. Phải có lối đi và cổng riêng với lối đi của khu sản xuất công nghiệp, khoảng cách của cổng và lối đi riêng phải đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.
3. Phải bố trí tường rào cách ly riêng khu nhà lưu trú công nhân và khu sản xuất công nghiệp.
4. Phải bố trí dải cây xanh cách ly quanh khu nhà lưu trú công nhân với chiều rộng ≥ 10 m.
5. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường của các đối tượng gây ô nhiễm trong khu công nghiệp là các nhà xưởng sản xuất, kho chứa vật liệu, thành phẩm, phế thải có tính chất độc hại và các công trình phụ trợ có phát sinh chất thải ngoài dân dụng khác.
Như vậy, để đảm bảo an toàn về môi trường đối với nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, các quy định cụ thể bao gồm:
- Khoảng cách an toàn về môi trường: Nhà lưu trú phải tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường và xây dựng để đảm bảo an toàn cho công trình, đồng thời được xác định trong đánh giá tác động môi trường của khu công nghiệp.
- Lối đi và cổng riêng biệt: Khu nhà lưu trú phải có lối đi và cổng riêng biệt với khu sản xuất công nghiệp. Khoảng cách của cổng và lối đi này cần phải đảm bảo yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy.
- Tường rào cách ly: Cần có tường rào cách ly riêng biệt giữa khu nhà lưu trú công nhân và khu sản xuất công nghiệp để bảo vệ sự an toàn cho công nhân.
Dải cây xanh cách ly: Bố trí dải cây xanh quanh khu nhà lưu trú công nhân, chiều rộng tối thiểu là 10 mét, nhằm tạo sự cách ly và giảm thiểu các tác động tiêu cực từ khu công nghiệp đến khu vực lưu trú.
- Khoảng cách an toàn với các nguồn ô nhiễm: Khu nhà lưu trú phải được đảm bảo khoảng cách an toàn với các khu vực gây ô nhiễm trong khu công nghiệp, như nhà xưởng sản xuất, kho chứa vật liệu, thành phẩm, và các công trình phụ trợ phát sinh chất thải độc hại.