DNN là đất gì? Ký hiệu DNN là đất gì trong nông nghiệp?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
DNN là đất gì? Ký hiệu DNN là đất gì trong nông nghiệp? Đất chuyên trồng lúa là đất trồng mấy vụ lúa nước trong năm?

Nội dung chính

    DNN là đất gì? Ký hiệu DNN là đất gì trong nông nghiệp?

    Căn cứ Quyết định 1093/QĐ-TCMT năm 2016 ban hành Hướng dẫn kỹ thuật phân loại đất ngập nước thì dựa vào điều kiện địa hình, địa mạo, thủy - hải văn (chế độ ngập nước và thủy hóa); thổ nhưỡng (cấu trúc đất và địa hóa); thảm thực vật và hiện trạng sử dụng mặt đất và nước, đất ngập nước Việt Nam được chia thành 26 kiểu phân bố.

    Trong đó, có 9 kiểu đất ngập nước nhân tạo và có quy định về DNN là đất gì. Cụ thể, DNN là ký hiệu đất canh tác nông nghiệp, các vùng đất được sử dụng để trồng lúa nước và các loại hoa mầu bị ngập hoặc bán ngập nước.

    Như vậy, DNN là đất gì đó chính là đất canh tác nông nghiệp, thuộc nhóm đất nông nghiệp.

    DNN là đất gì? Ký hiệu DNN là đất gì trong nông nghiệp?

    DNN là đất gì? Ký hiệu DNN là đất gì trong nông nghiệp? (Hình từ Internet)

    Đất chuyên trồng lúa là đất trồng mấy vụ lúa nước trong năm?

    Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 3. Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại.
    a) Đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm;
    b) Đất trồng lúa còn lại là đất trồng một vụ lúa nước trong năm và đất trồng lúa nương.
    2. Gây ô nhiễm đất trồng lúa là hoạt động sử dụng hoặc tạo ra hoặc phát tán các chất độc hại, sinh vật gây hại, làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của đất gây ô nhiễm môi trường đất, giảm năng suất lúa.
    3. Gây thoái hóa đất trồng lúa là hoạt động làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi hoặc bị chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn, chai cứng, dẫn đến giảm độ phì, mất cân bằng dinh dưỡng của đất trồng lúa, giảm năng suất lúa.

    Theo đó, đất chuyên trồng lúa là đất nông nghiệp trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm.

    Xây nhà trên đất không có phương án sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước bị xử phạt hành chính ra sao?

    Căn cứ Điều 20 Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 20. Vi phạm về bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước
    1. Phạt tiền đối với hành vi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước có tác động đến tầng đất mặt, nhưng không có phương án sử dụng tầng đất mặt, cụ thể như sau:
    a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 ha;
    b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 ha đến dưới 1,0 ha;
    c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 1,0 ha đến dưới 3,0 ha;
    d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 3,0 ha đến dưới 5,0 ha;
    đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 5,0 ha trở lên.
    2. Phạt tiền đối với hành vi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước có tác động đến tầng đất mặt, nhưng không bóc riêng tầng đất mặt theo phương án sử dụng tầng đất mặt, cụ thể như sau:
    a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 ha;
    b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 ha đến dưới 1,0 ha;
    c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 1,0 ha đến dưới 3,0 ha;
    d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 3,0 ha đến dưới 5,0 ha;
    đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 5,0 ha trở lên.
    3. Hình thức xử phạt bổ sung
    Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điều này.
    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc xây dựng phương án sử dụng tầng đất mặt và thực hiện bóc riêng tầng đất mặt theo phương án sử dụng tầng đất mặt đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
    b) Buộc thực hiện bóc riêng tầng đất mặt theo phương án sử dụng tầng đất mặt đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

    Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định như sau:

    Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
    1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về trồng trọt (trừ phân bón) đối với cá nhân là 50.000.000 đồng.
    2. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.
    3. Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Như vậy, đối với hành vi xây dựng nhà trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước có tác động đến tầng đất mặt, nhưng không có phương án sử dụng tầng đất mặt thì mức phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy vào diện tích.

    Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục là đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc xây dựng phương án sử dụng tầng đất mặt và thực hiện bóc riêng tầng đất mặt theo phương án sử dụng tầng đất mặt.

    Lưu ý, căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP thì mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    saved-content
    unsaved-content
    311