Quyết định 1093/QĐ-TCMT năm 2016 hướng dẫn kỹ thuật phân loại đất ngập nước do Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường ban hành

Số hiệu 1093/QĐ-TCMT
Ngày ban hành 22/08/2016
Ngày có hiệu lực 22/08/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tổng cục Môi trường
Người ký Nguyễn Văn Tài
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
TNG CỤC MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1093/QĐ-TCMT

Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT PHÂN LOẠI ĐẤT NGẬP NƯỚC

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;

Căn cứ Quyết định số 25/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn kỹ thuật phân loại đất ngập nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Tổng cục, Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- Thứ tr
ưởng Võ Tuấn Nhân (để báo cáo);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi t
rường;
- Website của Tổng cục Môi trường;
- UBND các t
nh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Sở Tài nguyên và Môi
trường;
- Lưu
: VT, BTĐDSH (150).

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Văn Tài

 

HƯỚNG DẪN

KỸ THUẬT PHÂN LOẠI ĐẤT NGẬP NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số
1093/QĐ-TCMT ngày 22 tháng 08 năm 2016 của Tng cục trưởng Tổng cục Môi trường)

I. Mc đích

Hướng dẫn kỹ thuật này được dùng cho các hoạt động liên quan đến điều tra, thống kê, kiểm kê đất ngập nước phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước.

II. Mô tả các kiểu đất ngập nước ở Việt Nam

1. Đất ngập nước là những vùng đầm lầy, than bùn, vùng nước tự nhiên hay nhân tạo, vùng ngập nước thường xuyên hoặc tạm thời, là nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, kể cả những vùng biển có độ sâu không quá 6m khi ngấn nước thủy triều thấp nhất.

2. Dựa vào các yếu tố thủy - hải văn, địa hình, địa mạo, điều kiện thổ nhưỡng, mức độ tác động của con người và ảnh hưởng của các yếu tố biển, lục địa, đất ngập nước được chia thành 03 (ba) nhóm như sau:

a) Đất ngập nước biển, ven biển (còn gọi đất ngập nước mặn - lợ) là những vùng đất ngập nước mặn, lợ ở ven biển, những đảo nhỏ và những vùng ven đảo lớn, chịu ảnh hưởng bởi thủy triều ven biển.

b) Đất ngập nước nội địa (còn gọi đất ngập nước ngọt) là những vùng đất ngập nước nằm trong lục địa hoặc nằm gần ven bin.

c) Đất ngập nước nhân tạo: là các vùng đất ngập nước được hình thành bởi tác động của con người.

3. Dựa vào điều kiện địa hình, địa mạo, thủy - hải văn (chế độ ngập nước và thủy hóa); thổ nhưỡng (cấu trúc đất và địa hóa); thảm thực vật và hiện trạng sử dụng mặt đất và nước, đất ngập nước Việt Nam được chia thành 26 kiu phân bố như sau:

a) Đất ngập nước biển và ven bin (9 kiểu):

- Vùng biển nông ven bờ, bao gồm cả vũng, vịnh có độ sâu không quá 6m khi ngấn nước thủy triều thấp nhất (Vbn) là vùng biển ven bờ, ven vũng, vịnh và chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ hải văn được giới hạn ở độ sâu không quá 6m khi ngấn nước thủy triều thấp nhất. Trong đó, vũng, vịnh là một phần của biển lõm vào lục địa hoặc do đảo chắn tạo thành một vùng nước khép kín ở mức độ nhất định mà trong đó động lực biển thống trị.

- Thảm cỏ biển (Tcb) là thảm thực vật chiếm ưu thế bởi một hoặc một số loài cỏ bin, chủ yếu sống ngập chìm dưới nước bin ở vùng dưới triều hoặc vùng triều thấp, một số loài đôi khi ở vùng trung triều. Cỏ bin phân bố ở các vùng bin nông ven bờ, ven đảo, ven vũng vịnh, đầm phá mặn, lợ và vùng cửa sông có độ trong cao.

- Rạn san hô (Rsh) được thành tạo từ các thế hệ san hô tạo rạn với cấu tạo cơ thchứa cacbonat canxi tiết ra và tích tụ lại thành cấu trúc đá vôi lớn nâng đỡ san hô đang sống và làm nơi cư trú cho rất nhiều loài động, thực vật khác sống trong rạn.

[...]