Định nghĩa nhà cấp 1 2 3 4? Tiêu chí phân loại nhà cấp I II III IV?

Chuyên viên pháp lý: Đỗ Trần Quỳnh Trang
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Định nghĩa nhà cấp 1 2 3 4? Tiêu chí phân loại nhà cấp 1 2 3 4?

Nội dung chính

    Định nghĩa nhà cấp 1 2 3 4? Tiêu chí phân loại nhà cấp I II III IV?

    Về nguyên tắc, nhà ở được phân loại thành các cấp dựa trên các tiêu chí về chất lượng, kết cấu và thời gian sử dụng, bao gồm: nhà cấp 1 2 3 4 và cấp 5 (hay còn gọi là nhà tạm).

    Căn cứ theo quy mô kết cấu công trình quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD, nhà ở riêng lẻ được phân thành các hạng khác nhau, gồm: Cấp 1 2 3 4 

    Loại kết cấu

    Tiêu chí

    Cấp công trình

    Đặc biệt

    I

    II

    III

    IV

    Cấp công trình của nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác được xác định theo quy mô kết cấu quy định tại mục này. Nhà ở biệt thự không thấp hơn cấp III

    Chiều cao (m)

    > 200

    > 75 ÷ 200

    > 28 ÷ 75

    > 06 ÷ 28

    ≤ 06

    Số tầng cao

    > 50

    25 ÷ 50

    08 ÷ 24

    02 ÷ 07

    01

    Tổng diện tích sàn (nghìn m2)

    -

    > 30

    > 10 ÷ 30

    01 ÷ 10

    < 01

    Nhịp kết cấu lớn nhất (m)

    > 200

    100 ÷ 200

    50 ÷ < 100

    15 ÷ < 50

    < 15

    Độ sâu ngầm (m)

    -

    > 18

    06 ÷ 18

    < 06

    -

    Số tầng ngầm

    -

    ≥ 05

    02 ÷ 04

    01

    -

    Như vậy, tiêu chí phân loại nhà cấp 1 2 3 4 như sau:

    (1) Nhà cấp I là loại công trình có quy mô lớn, chiều cao từ trên 75 mét đến 200 mét, số tầng từ 25 đến 50 tầng, tổng diện tích sàn trên 30.000 m2, có nhịp kết cấu lớn nhất từ 100 đến 200 mét, độ sâu ngầm từ 18 mét trở lên, và có từ 2 đến dưới 5 tầng ngầm.

    Những công trình loại này thường là chung cư cao cấp, trung tâm thương mại lớn hoặc tổ hợp nhà ở - dịch vụ - văn phòng tại đô thị lớn.

    (2) Nhà cấp II có quy mô trung bình đến lớn, với chiều cao từ trên 28 mét đến 75 mét, số tầng từ 8 đến 24 tầng, tổng diện tích sàn từ 10.000 đến 30.000 m2, nhịp kết cấu lớn nhất từ 50 đến dưới 100 mét, độ sâu ngầm từ 12 đến dưới 18 mét, và có từ 1 đến dưới 2 tầng ngầm.

    Loại hình này thường là các toà nhà văn phòng, căn hộ chung cư cao cấp vừa và nhỏ.

    (3) Nhà cấp III là công trình phổ biến hiện nay tại khu dân cư, nhà phố hoặc biệt thự thấp tầng. Nhà loại này có chiều cao từ trên 6 mét đến 28 mét, số tầng từ 2 đến 7 tầng, tổng diện tích sàn từ 1.000 đến dưới 10.000 m2, nhịp kết cấu từ 15 đến dưới 50 mét, và thường chỉ có tối đa 1 tầng ngầm.

    (4) Nhà cấp IV (cấp 4) là loại nhà ở đơn giản, phổ biến ở vùng nông thôn hoặc khu dân cư có mật độ thấp. Đây là công trình 1 tầng, có chiều cao từ 6 mét trở xuống và diện tích sàn dưới 1.000 m2.

    Định nghĩa nhà cấp 1 2 3 4? Tiêu chí phân loại nhà cấp I II III IV?

    Định nghĩa nhà cấp 1 2 3 4? Tiêu chí phân loại nhà cấp I II III IV? (Hình từ Internet)

    Khi nào sẽ xác lập quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam?

    Theo quy định tại Điều 12 Luật Nhà ở 2023 về thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

    Điều 12. Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở
    1. Trường hợp trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm đã hoàn thành việc xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng.
    2. Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
    3. Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi đã nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
    4. Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở giữa chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở với người mua, người thuê mua thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
    5. Trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
    6. Trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
    7. Giao dịch về nhà ở quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này phải tuân thủ điều kiện về giao dịch nhà ở và hợp đồng phải có hiệu lực theo quy định của Luật này.

    Như vậy, đối với trường hợp trực tiếp đầu tư xây dựng, quyền sở hữu nhà ở được xác lập khi việc xây dựng hoàn thành theo quy định pháp luật.

    Trong trường hợp mua bán hoặc thuê mua, quyền sở hữu xác lập khi bên mua hoặc thuê đã thanh toán đủ tiền và nhận bàn giao nhà ở. Đối với các giao dịch như góp vốn, tặng cho, hay đổi nhà ở, quyền sở hữu xác lập khi bên nhận đã nhận bàn giao nhà.

    Các trường hợp mua bán giữa chủ đầu tư và khách hàng tuân theo quy định về kinh doanh bất động sản, trong khi thừa kế tuân theo luật dân sự. Tất cả giao dịch này phải đảm bảo điều kiện và hợp đồng theo quy định hiện hành.

    Dự án có nhiều công trình thì giấy phép xây dựng có được cấp cho tất cả công trình cùng lúc được không?

    Căn cứ khoản 5 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi quy định:

    Điều 89. Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng
    [...]
    4. Công trình được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của từng giai đoạn được thẩm định và phê duyệt theo quy định của Luật này.
    5. Đối với dự án đầu tư xây dựng có nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi các công trình có yêu cầu thi công đồng thời, bảo đảm các yêu cầu về điều kiện, thời hạn cấp giấy phép xây dựng và yêu cầu đồng bộ của dự án.

    Như vậy, đối với dự án đầu tư xây dựng có nhiều công trình thì giấy phép xây dựng được cấp cho tất cả công trình cùng lúc khi các công trình có yêu cầu thi công đồng thời, bảo đảm các yêu cầu về điều kiện, thời hạn cấp giấy phép xây dựng và yêu cầu đồng bộ của dự án.

    saved-content
    unsaved-content
    49