Diện tích tối thiểu tách thửa đất huyện Dầu Tiếng, Bình Dương từ ngày 01/11/2024
Nội dung chính
Diện tích tối thiểu tách thửa đất huyện Dầu Tiến, Bình Dương từ ngày 01/11/2024
Huyện Dầu Tiếng là một trong những đơn vị hành chính cấp huyện thuộc đơn vị hành chính cấp tỉnh là tỉnh Bình Dương. Hiện nay, huyện Dầu Tiếng có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm:
- 01 thị trấn: Dầu Tiếng;
- 11 xã: An Lập, Định An, Định Hiệp, Định Thành, Long Hòa, Long Tân, Minh Hòa, Minh Tân, Minh Thạnh, Thanh An, Thanh Tuyền.
Ngày 18/10/2024, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hàng Quyết định 38/2024/QĐ-UBND về việc quy định điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Trong đó, Điều 3 Quyết định 38/2024/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương quy định diện tích tối thiểu tách thửa đất huyện Dầu Tiếng như sau:
1) Đối với đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất là đất phi nông nghiệp:
- Tại thị trấn Dầu Tiếng: 500 (m2);
- Tại các xã An Lập, Định An, Định Hiệp, Định Thành, Long Hòa, Long Tân, Minh Hòa, Minh Tân, Minh Thạnh, Thanh An, Thanh Tuyền: 1.000 (m2).
2) Đối với đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất là đất nông nghiệp:
- Tại thị trấn Dầu Tiếng: 1.000 (m2);
- Tại các xã An Lập, Định An, Định Hiệp, Định Thành, Long Hòa, Long Tân, Minh Hòa, Minh Tân, Minh Thạnh, Thanh An, Thanh Tuyền: 2.000 (m2).
3) Đối với đất phi nông nghiệp:
- Đối với đất ở:
+ Tại thị trấn Dầu Tiếng: 80 (m2);
+ Tại các xã An Lập, Định An, Định Hiệp, Định Thành, Long Hòa, Long Tân, Minh Hòa, Minh Tân, Minh Thạnh, Thanh An, Thanh Tuyền: 100 (m2).
Như vậy, diện tích tối thiểu tách thửa đất tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất và đơn vị hành chính xã hay phường như trên.
Diện tích tối thiểu tách thửa đất huyện Dầu Tiến, Bình Dương từ ngày 01/11/2024 (Hình từ Internet)
Việc tách thửa đất phi nông nghiệp tại Bình Dương còn cần phải đáp ứng các điều kiện gì theo Quyết định 38/2024/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương?
Điểm c khoản 1 Điều 3 Quyết định 38/2024/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương quy định:
Các điều kiện tách thửa đất
...
c) Đất phi nông nghiệp
...
- Việc tách thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở và việc tách thửa đất ở thuộc dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nằm ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được căn cứ cụ thể vào dự án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
- Việc tách thửa đất phi nông nghiệp tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Người thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp thực hiện tách thửa đất đã được cho thuê theo dự án đầu tư hoặc chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc phải đảm bảo các yêu cầu khả năng kết nối hạ tầng giao thông và các tiện ích hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo phòng cháy chữa cháy và mật độ xây dựng, hài hòa cảnh quan kiến trúc, bảo vệ môi trường, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân khu xây dựng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, ngoài điều kiện về diện tích tối thiểu được tách thửa, việc tách thửa đất phi nông nghiệp tại tỉnh Bình Dương còn phải tuân thủ 02 quy định như trên.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được quy định thế nào?
Điều 146 Luật Đất đai 2024 quy định:
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu
1. Thửa đất đang sử dụng được hình thành trước ngày văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
2. Không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp tự chia, tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thành 02 hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất 01 thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách thửa theo quy định tại Điều 220 của Luật này.
3. Trường hợp thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa, hợp thửa nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 220 của Luật này thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho từng thửa đất sau khi tách thửa, hợp thửa.
Căn cứ quy định trên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được thực hiện theo các quy định nêu trên.