Điểm mới Nghị định 67 2025 NĐ CP sửa đổi Nghị định 178 về chế độ chính sách khi sắp xếp tổ chức bộ máy
Nội dung chính
Điểm mới Nghị định 67 2025 NĐ CP sửa đổi Nghị định 178 về chế độ chính sách khi sắp xếp tổ chức bộ máy
Ngày 15 tháng 3 năm 2025, Nghị định 67/2025/NĐ-CP được Chính phủ ban hành quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Nghị định 67/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Dưới đây là một số điểm mới Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chế độ chính sách khi sắp xếp tổ chức bộ máy:
(1) Sửa đổi, bổ sung phạm vi điều chỉnh của Nghị định 178/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
Tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi Điều 1 Nghị định 178/2024/NĐ-CP về phạm vi điều chỉnh như sau:
Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chính sách, chế độ, gồm: Chính sách, chế độ đối với người nghỉ việc (nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc); chính sách đối với người được bầu cử, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp chức vụ thấp hơn hoặc thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác tại cơ sở; chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp; trách nhiệm thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và hội do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ từ trung ương đến cấp huyện, cán bộ, công chức cấp xã, lực lượng vũ trang (gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu) trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, bao gồm:
- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện (sau đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức từ trung ương đến cấp huyện) và lực lượng vũ trang.
- Các tổ chức hành chính của cơ quan, tổ chức từ trung ương đến cấp huyện
trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hoặc không trực tiếp thực hiện sắp
xếp tổ chức bộ máy nhưng thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ
máy hoặc không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng thực hiện tỉnh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng viên chức, gồm:
+ Các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của các cơ quan, tổ chức từ trung ương
đến cấp huyện và các tổ chức hành chính của cơ quan, tổ chức từ trung ương đến cấp huyện;
+ Các đơn vị thuộc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương và huyện ủy,
thị ủy, quận ủy, thành ủy thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thuộcỦy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; thuộc tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh.
- Đơn vị sự nghiệp công lập khác còn lại (không thuộc quy định tại khoản 3
Điều này) hoàn thành việc sắp xếp tổ chức trong thời gian 12 tháng kể từ khi
có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị do sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
- Các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở
cấp huyện thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy.
(2) Sửa đổi, bổ sung đối tượng áp dụng của Nghị định 178/2024/NĐ-CP như sau:
Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP bổ sung đối tượng hưởng chính sách Nghị định 178/2024/NĐ-CP về sắp xếp bộ máy như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, bao gồm:
+ Công chức, viên chức không giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý;
+ Cán bộ, công chức cấp xã;
+ Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15/01/2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
+ Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
+ Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, có nguyện vọng nghỉ việc để tạo điều kiện thuận lợi trong việc sắp xếp số lượng cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15/01/2019 và lực lượng vũ trang còn đủ 05 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng phải thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện chịu tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy.
- Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định 177/2024/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm; cán bộ đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp, có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 2,5 năm đến 05 năm đến đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 177/2024/NĐ-CP và cán bộ đang tham gia cấp ủy ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy còn 05 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu, có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện sắp xếp nhân sự cấp ủy trong kỳ đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và được cấp có thẩm quyền đồng ý.
(3) Sửa đổi, bổ sung tên của Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP thành:
Theo khoản 4 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CPsửa đổi, bổ sung tên của Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại,
nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và giải quyết chính sách, chế độ”.
Trên đây là 3 trong số các điểm mới Nghị định 67 2025 NĐ CP sửa đổi Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chế độ chính sách khi sắp xếp tổ chức bộ máy, được áp dụng từ 15/3/2025.
Bấm vào đây để xem thêm các điểm mới Nghị định 67 2025 NĐ CP sửa đổi Nghị định 178/2024/NĐ-CP
Điểm mới Nghị định 67 2025 NĐ CP sửa đổi Nghị định 178 về chế độ chính sách khi sắp xếp tổ chức bộ máy (Hình từ internet)
Ai có trách nhiệm thi hành Nghị định 67 2025 NĐ CP?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm thi hành
1. Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc
hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân
dân tối cao, Kiểm toán nhà nước căn cứ vào các quy định tại Nghị định này
hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc
giải quyết chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động thuộc phạm vi quản lý.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Như vậy, trách nhiệm thi hành Nghị định 67/2025/NĐ-CP được quy định theo quy định trên.